VIỆT NAM (CTM Media)- Sáng hôm nay, 30 Tháng Sáu, 2016, báo chí loan tin cho hay theo con số của Tổng Cục Thống Kê mới vừa công bố thì trong 6 tháng đầu của năm 2016, ngân sách quốc gia đã bội chi gần 83 nghìn tỷ Đồng Việt Nam.
Tại một hội thảo do Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia tổ chức, Phó Chủ Tịch của ủy ban này là Tiến Sĩ Trương Văn Phước cho biết việc cân đối ngân sách năm nay ngày càng khó khăn hơn. Trần nợ công gần như chạm ngưỡng 65%, bội chi ngân sách là 5,7% đặt ra thách thức cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, dư địa chính sách hạn hẹp, nguồn lực tài chính quốc gia hạn chế.
Còn Viện Trưởng Viện Kinh Tế, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam Trần Đình Thiên thì phát biểu rằng: “Ngân sách năm gay rồi, dự báo năm sau sẽ tiếp tục gay thì ảnh hưởng thị trường tài chính của Việt Nam”.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì trên thực tế, nợ công chính thống hiện nay là 65%, nhưng các con số tính toán khác của nhiều chuyên gia khác nhau kể cả trong nước và quốc tế lại cho thấy thực tế còn cao hơn nhiều. Nguyên nhân là do có một số khoản không được tính vào nợ công.
Ví dụ, như các khoản nợ không được Nhà nước bảo lãnh của nhiều DNNN. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù Nhà nước không bảo lãnh các khoản nợ đó nhưng khi DN có nợ phải trả thì bản thân họ không phải lo, vì Nhà nước là người sở hữu nên Nhà nước vẫn phải trả khoản nợ đó. Cách đây mấy năm đã có 4 nhà máy xi măng được Bộ tài chính bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng để trả nợ thay. Đáng lưu ý, các khoản nợ này không phải Nhà nước và chính phủ trực tiếp đứng ra bảo lãnh. Những trường hợp tương tự như vậy không phải là quá hiếm hoi.
Với kiến thức nông cạn, Bộ Trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng đề xuất phương án phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 3 tỷ USD để giải quyết hàng loạt khó khăn trong nước (nợ công)
nhưng bị Chủ Nhiệm Ủy Ban Tài Chính và Ngân Sách Phùng Quốc Hiển nhắc cho biết luật Ngân sách không cho phép phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ.
Ủy Viên Thường Trực Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội Bùi Đức Thụ nói rằng: “nợ quốc gia vẫn ở ngưỡng an toàn” nhưng tăng nhanh và tiến sát đến trần nợ công. ‘Hết tiền’
Leave a Comment