Kết qủa của đại hội đảng CSVN 12, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải rời khỏi cuộc chơi để nhường chỗ cho người già tuổi hơn là Nguyễn Phú Trọng ở lại trong ngôi vị TBT.
Từ đó cuộc thay thế những quan chức thân cận với Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu diễn ra. Đầu tiên là tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam đạị tướng Đỗ Bá Tỵ, một tướng lính kinh nghiệm trận mạc nhiều nhất, cũng như chuyên môn quân sự cao nhất trong quân đội đã bị thuyên chuyển sang một chức vụ hữu danh vô thực là phó chủ tịch quốc hội. Ông Tỵ trong nhiệm kỳ của mình đã có nhiều thảo luận với bộ quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác quân sự đôi bên. Ông Tỵ cũng là người không có điều tiếng gì về tư cách đạo đức. Việc đưa ông xa rời quân đội vốn là chuyên môn của ông để đặt ông vào cái ghế phó chủ tịch quốc hội bù nhìn là một việc làm tồi tệ nhất của Bộ Chính Trị khoá mới.
Kế tiếp uỷ viên bộ chính trị Nguyễn Thiện Nhân, người vốn dĩ ôn hoà, có kiến thức và cũng không có những điều tiếng ở nguyên chức chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam. Nhưng sau đại hội đảng 12, một người khác là bà Trương Thị Mai trúng cử uỷ viên bộ chính trị, được cử vào đoàn chủ tịch mặt trận. Hiện tại bà Mai còn giữ chức Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương của Đảng. Trong khi ông Nhân không có chức vụ gì trong Đảng, ông chỉ giữ chức chủ tịch mặt trận tổ quốc.
Đây cũng là lần đầu tiên ở cơ quan này có đến hai uỷ viên Bộ Chính Trị tham gia, nhưng với lợi thế là người có giữ chức vụ trong Đảng. Chắc hẳn bà Mai sẽ có nhiều ảnh hưởng trong cơ quan này hơn ông Nhân.
Quả thực như người ta nói, ghét nhau ghét cả đường đi lối về. So sánh về trình độ và tư cách với những cá nhân khác trong Bộ Chính Trị thì việc hai ông Tỵ, và Nhân phải lép vế trong cảnh hữu danh vô thực như vậy là không công tâm. Việc điều động như thế này cho thấy sự nhỏ nhen của những nhóm có quyền lực chóp bu là Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Phạm Minh Chính.
Mới đây gần như toàn bộ lãnh đạo của Tây Nam Bộ bị thay thế. Đặc biệt là mô hình phát triển Phú Quốc theo những nước phát triển châu Á do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương, đã bị thay nhân sự chủ chốt. Ông Sơn Minh Thắng được Đinh Thế Huynh trao quyết định bổ nhiệm là phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ vào ngày 24 tháng 5, đến ngày 11 tháng 6 tiếp tục được Nguyễn Xuân Phúc đưa vào chiếc ghế tổ trưởng tổ nghiên cứu phát triển Phú Quốc.
Ông Sơn Minh Thắng đã từng bị Nguyễn Tấn Dũng đưa vào chức phó chủ nhiệm uỷ ban dân tộc, một chức vụ gần như cho ngồi bỏ xó như thái tử Nông Đức Tuấn đã từng bị tương tự. Nhưng sự ra đi của Nguyễn Tấn Dũng đã khiến Sơn Minh Thắng trở lại quyền lực thực tế. Việc sử dụng Sơn Minh Thắng vào chức vụ hiện nay là đòn thâm độc của nhóm cầm quyền chóp bu. Bởi Sơn Minh Thắng mang trong lòng mối thù bị Nguyễn Tấn Dũng không trọng dụng, giờ trên cương vị mới này Thắng có thể vì oán thù mà thưc hiện mọi chỉ đạo của nhóm chóp bu, phá tan kế hoạch của Nguyễn Tấn Dũng ở đặc khu kinh tế Phú Quốc.
Hoặc thấy không cần thiết để phá hoại kế hoạch này, Sơn Minh Thắng sẽ lãnh nhiệm vụ kiểm soát và thu hồi những nguồn lợi phát triển ở đặc khu này về tay Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư.
Ngon thì cướp, không ngon thì phá, đó là nhiệm vụ mà nhóm Nguyễn Phú Trọng giao cho Sơn Minh Thắng khi về tiếp quản Tây Nam Bộ và Phú Quốc để kiểm soát những dự án mà cha con nhà Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Nghị đã dày công xây dựng ở đây.
Cũng trong tháng 6 này, báo chí liên tục đề cập đến việc đích thân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo các ban ngành của Đảng, của chính phủ vào cuộc điều tra việc phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe sang biển xanh.
Chức phó chủ tịch tỉnh theo phân cấp thì chưa đến mức trung ương quản lý, việc bổ nhiệm và xử lý chức vụ này do thủ tướng chính phủ thực hiện. Việc Nguyễn Phú Trọng nhòm ngó đến trường hợp vi phạm biển số xe, một việc hành chính để từ đó đòi truy xét việc bổ nhiệm vị phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang khiến người ta thấy khó hiểu trước sự hăng hái thái quá của Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng không có gì khó hiểu, vị phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh này được bổ nhiệm có liên quan đến cựụ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước đây Thanh từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị công ty xây lắp dầu khí Việt Nam, viết tắt PVC, tổng công ty này đã thua lỗ hàng ngàn tỷ. Nhưng kỳ lạ thay Thanh không hề bị nhắc nhở hoặc kỷ luật mặc dù thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó đã chỉ đạo làm rõ trách nhiệm vụ thua lỗ. Ngay trong lúc khó khăn ấy, Thanh được chuyển đi nơi khác an toàn làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Khó có thể nói rằng Thanh thoát được như vậy mà không có sự che chở của Nguyễn Tấn Dũng.
Và trong cuộc truy kích, thanh trừng toàn diện nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng không dại gì mà bỏ qua bất cứ kẻ nào liên quan đến Dũng. Ngay cả những kẻ vô tội như Đỗ Bá Tỵ, Nguyễn Thiện Nhân còn bị hất đi vào những chỗ ngồi không, thì một kẻ có tội như Trinh Xuân Thanh lẽ nào Nguyễn Phú Trọng bỏ qua. Dù Thanh có là con tép riu không đáng Trọng phải thân chinh mang chức Tổng Bí Thư Đảng ra xử lý, nhưng một khi đã dây dưa với kẻ thù thì kể cả con ruồi cũng bất chấp ngôi vị Tổng Bí Thư để xắn tay áo vác dao mổ bò truy sát.
Qua những sự việc lên quan đến các cá nhân trên, cho thấy sự thù hận của Nguyễn Phú Trọng với Nguyễn Tấn Dũng cực kỳ khủng khiếp. Sự thù hận này ám ảnh Nguyễn Phú Trọng đến mức suốt cả nhiệm kỳ trước lẫn nhiệm kỳ này, Trọng chỉ nhăm nhăn thực hiện những biện pháp để triệt hạ Dũng bằng được. Đến mức khi Dũng đã thất thế về hưu, im lặng và tỏ vẻ vô hại như Dũng đi chùa, đi bộ tới nơi bầu cử…Trọng vẫn quyết không tha.
Không những thế, những cây bút của phe Trọng, Huynh, Quang liên tục đưa ra những bài viết quy kết những sai trái và thủ đoạn của Nguyễn Tấn Dũng khi còn tại vị. Đó là một cuộc phối hợp trong ngoài mà phe Trọng vạch ra. Một đằng bên trong truy kích gắt gao, một đằng bên ngoài vận động dư luận đồng tình với việc triệt Dũng tận cùng.
Có lẽ không phải Nguyễn Bá Thanh chết vì tay Nguyễn Tấn Dũng như thiên hạ từng nghĩ. Bởi nếu Dũng có làm được chuyện đấy, ông ta khó mà để Trọng truy kích mình đến tận bây giờ trên mọi mặt trận như vậy.
Nguyễn Bá Thanh lúc đương thời làm trưởng ban nôi chính trung ương, ông ta thể hiện kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, nhưng ông ta cũng cho thấy mình là con ngựa bất kham trong việc thực hiện đường lối kinh tế, ngoại giao bảo thủ của tư tưởng chủ nghĩa xã hội. Giả sử nếu ông Thanh còn sống và là uỷ viên bộ chính trị bây giờ, liệu đường lối và chủ trương của Đảng CSVN ngày nay có được êm ả hay không, khi mà chủ quyền, kinh tế, môi trường đều ở trong mức độ thảm hoạ? Hay ông ta sẽ có những phát biểu, tư duy, chỉ đạo khiến một lũ bất tài và hèn nhát trong Bộ Chính Trị của Nguyễn Phú Trọng bây giờ phải ê mặt.
Cái chết của ông Thanh có lợi cho Nguyễn Tấn Dũng lúc đó, nhưng cũng là cái lợi lâu dài của Nguyễn Phú Trọng sau này. Tuy nhiên cũng không thể vì thế mà kết luận phe nhóm tay chân của Trọng như Trần Đại Quang đã ra tay hạ sát ông Thanh để trừ hậu hoạ, giữ sự ổn định trong Đảng lâu dài. Cũng khó có thể cho rằng Nguyễn Tấn Dũng đã ra tay hạ sát Nguyễn Bá Thanh. Bởi nếu Dũng làm được điều đó thì lẽ ra cần làm điều dứt điểm hơn là hạ sát Nguyễn Phú Trọng để chấm dứt nguồn gốc sự truy kích.
Cuộc truy kích lần này liệu có giữ tiền lệ không truy tố uỷ viên bộ chính trị, hay sẽ phá lệ đưa nguyên thủ ra vành móng ngựa để hạ nhục triệt để. ?
Điều đó thì còn phải chờ xem.
Leave a Comment