THÁI NGUYÊN (CTM Media) – Sau “Dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới” mà Đài Truyền hình cộng sản Việt Nam (VTV) phóng ra vào tháng Hai 2016, nay lại đến “Dự án tượng Phật lớn nhất thế giới” của một doanh nghiệp tư nhân là Công ty Xuân Trường vào tháng Sáu 2016, với giá 10 000 tỷ đồng để “chùa Tháp tại tỉnh Thái Nguyên sẽ là một trong những tháp Phật giáo lớn nhất thế giới”.
Về dự án của VTV, Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường xây dựng Việt Nam, cho rằng xây tháp truyền hình như thế tại thời điểm này là bất hợp lý. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc tập trung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị phải được ưu tiên hàng đầu chứ không phải chạy theo các kỷ lục như trên, vì nó “đi ngược xu thế chung của thế giới”.
Còn về “tượng Phật lớn nhất thế giới”, theo Giáo sư Nguyễn Huệ Chi ở Hà Nội thì những kỷ lục cao nhất, to nhất như thế này không đúng với tinh thần Phật giáo và phản lại quan niệm thẩm mỹ của các công trình tôn giáo xưa ở Việt Nam”.
Cần nói thêm, về thực chất, những gì đã diễn ra trong điều được coi là “đời sống tâm linh Việt Nam” còn tệ hơn nhiều so với nhận xét có phần tế nhị của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi.
Hiện trạng, xã hội Việt Nam bị phân hóa ghê gớm chưa từng có. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn lên đến vài chục phần trăm, khoảng cách giữa 5% số người có lợi tức cao nhất với 5% số người có lợi tức thấp nhất lên đến hàng trăm lần… Việc một tư nhân như Công ty Xuân Trường bỏ ra hàng chục ngàn tỷ đồng để đuổi theo một hình ảnh “lớn nhất”, thay vì nhường cơm sẻ áo với đồng bào mình, đặc biệt là với tình cảnh khốn quẫn của ngư dân đang phải chịu cơn tang tóc cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung, thật giống như một sự xúc phạm nặng nề đối với đồng loại và một sự sỉ nhục đối với Phật giáo lấy đức thanh tịnh làm chính.
Theo dư luận, vã hội Việt Nam đang “tiến nhanh tiến mạnh” đến những kỷ lục của sự sụp đổ các giá trị văn hóa, lịch sử và cả tôn giáo.
Leave a Comment