Bình luận về ‘Tháp Phật giáo cao nhất’

Hai Pham Van; phamvietdao's blog

- Quảng Cáo -

T ỉnh Thái Nguyên công bố sắp xây Chùa Tháp 150 m ‘cao bậc nhất thế giới’ trong dự án 15.000 tỷ đồng hồ Núi Cốc trong lúc một nhà bình luận từ Hà Nội nói ‘điều này không đúng tinh thần Phật giáo’.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vừa họp với công ty Xuân Trường về dự án khu du lịch văn hóa tâm linh hồ Núi Cốc với tổng đầu tư 15.000 tỷ đồng.

“Chùa Tháp, nằm trong tổng thể dự án Hồ Núi Cốc, cao 150 m, nền móng tháp có chiều rộng 10.000 m2. Chùa có thể chứa được từ 5.000-10.000 người trong một thời điểm”, báo VnEconomy hôm 29/5 tường thuật.

“Chùa được đặt móng trong năm 2016 và phần thô sẽ hoàn tất trong 5 năm để đón khách trước. Dự kiến, chùa Tháp hoàn thành 2026. Theo chủ đầu tư này, chùa Tháp tại tỉnh Thái Nguyên sẽ là một trong những tháp Phật giáo lớn nhất thế giới”.

- Quảng Cáo -

Trả lời BBC từ Hà Nội hôm 1/6, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói: “Tôi thấy những kỷ lục cao nhất, to nhất như thế này không đúng với tinh thần Phật giáo và phản lại quan niệm thẩm mỹ của các công trình tôn giáo xưa ở Việt Nam”.

“Các đền chùa ở miền Bắc ngày trước đẹp nhờ vẻ đơn sơ, thanh cảnh, phản ánh tâm hồn người Việt giản dị, muốn tìm chốn thanh vắng để tĩnh tâm”, giáo sư nói thêm.

“Còn bây giờ, tôi thấy lo khi diện mạo chùa chiền miền Bắc đang thay đổi quá nhiều, sau các đợt trùng tu, xây mới”.

Ông cũng nói: “Tôi hơi gờn gợn khi chứng kiến việc hành đạo, lễ chùa ngày nay có phần chú trọng vật chất hơn tinh thần”.

“Văn hóa tâm linh”?

Bình luận về việc báo chí Việt Nam đăng ảnh một số lãnh đạo thường xuyên tham dự các hoạt động Phật giáo và thăm chùa, ông Chi nói: “Trên lý thuyết, những người Mác-xít không tin thần thánh và mê tín.”

“Nhưng trên thực tế, dường như đang có biến đổi hoặc xáo động gì đấy khiến họ thay đổi quan niệm tâm linh. Nhưng chỉ qua một số trường hợp cụ thể thì chúng ta chưa kết luận được.”

Tháng 2/2016, tỉnh Thái Nguyên làm lễ động thổ khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốcvới tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng, xấp xỉ 670 triệu đôla.

Chủ đầu tư dự án này là ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963, tại Hoa Lư, Ninh Bình, theo trang CafeF.

“Ông Trường được biết đến với việc chi 100.000 đôla sang Ấn Độ đón ngọc xá lợi về Việt Nam. Ở Nội Bài, ông đã thuê ba chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình.”

Trước đó, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển (CECODES), nói với BBC: “Tôi cho đây là xu hướng làm kinh tế du lịch đáng quan ngại và không lành mạnh. Vì người ta đang phá vỡ cảnh quan thiên nhiên hoang sơ để nhồi nhét vào đấy những sản phẩm nhân tạo như khu tâm linh, sân golf và khách sạn 5 sao…”

Ông Giang cũng dự báo: “Xu hướng xây khu du lịch tâm linh hàng trăm triệu đôla sẽ còn tiếp diễn tại Việt Nam trong thời gian tới một khi vẫn còn những người mê tín đến xin xỏ thánh thần, doanh nghiệp tìm được lợi nhuận và chính quyền muốn tăng trưởng du lịch, chưa kể những khoản hối lộ sau dự án.”

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here