HÀ NỘI, Việt Nam – Tổng thống Obama nhận được tràng vỗ tay nhiệt liệt ở đây hôm thứ Ba khi đề cập tới tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, nói rằng “những quốc gia lớn không nên bắt nạt kẻ yếu hơn”. Nhưng một số nhà hoạt động được mời gặp mặt với Tổng thống trước bài phát biểu đã không thể đến được, cho thấy hố sâu nhân quyền của chính quyền Hà Nội.
Nhà Trắng đã yêu cầu thực hiện buổi gặp gỡ như một tín hiệu cho chính quyền Cộng Sản Việt Nam rằng Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến quyền con người ở nơi đây. Tổng thống Obama đã dành nhiều thời gian hơn dự tính với 6 nhà lãnh đạo xã hội dân sự đã đến tham dự được buổi gặp mặt tại khách sạn JW Marriott, nhưng ông cho biết một số người khác đã bị chặn không tới được.
“Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng, Internet đang bùng nổ, và có một sự tự tin ngày càng tăng ở đây,” ông Obama nói khi một nhóm phóng viên đã được cho phép vào cuộc họp một thời gian ngắn. “Nhưng như tôi đã chỉ ra ngày hôm qua, vẫn có những quan ngại đáng kể về lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hội họp, và trách nhiệm giải trình của chính phủ.”
Các nhà hoạt động nhân quyền, những người chỉ trích ông Obama hôm thứ hai về việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đã được áp dụng vài thập niên đối với Việt Nam mà không có sự nhượng bộ nào về nhân quyền, nói rằng hành động của Việt Nam vào hôm thứ Ba đã chứng minh quan điểm của họ.
“Việt Nam đã chứng minh rằng bản thân nó không xứng đáng với mối quan hệ gần gũi hơn mà Hoa Kỳ đang mời chào”, ông John Sifton của Human Rights Watch cho biết. “Tạm giữ hoặc ngăn chặn xã hội dân sự tham dự cuộc họp với Tổng thống Obama không chỉ là một sự xúc phạm đến Tổng thống, mà còn là một sự vi phạm quyền con người, là sự tước đoạt quyền tự do ngôn luận và tự do đi lại của công dân.”
Các nhà hoạt động xã hội bị ngăn chặn tới buổi gặp mặt bao gồm một nhà báo tự do và một blogger nổi tiếng, chị Phạm Đoan Trang, người đã bay từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội vào ngày thứ Hai, nhưng sau đó đã “mất tích” kể từ khi hạ cánh tại Hà Nội, theo Phil Robertson, Phó Giám đốc Vụ Châu Á của Human Rights Watch. [Dân Luận: Thông tin của ông Phil Robertson không chính xác: nhà báo Đoan Trang đã kín đáo chạy đường bộ ra Hà Nội để tham dự cuộc họp nhưng bị lực lượng an ninh phát hiện và ngăn chặn tại Ninh Bình.]
Một nhà hoạt động khác, tiến sĩ Nguyễn Quang A, 69 tuổi, một doanh nhân, đã viết trên Facebook vào tối thứ Hai rằng cảnh sát đã bao vây nhà của ông ở Hà Nội và rằng ông không thể rời khỏi nhà. Những nỗ lực để gặp được ông Quang A qua điện thoại vào sáng thứ Ba đã không thành công. Ông Quang A cho biết trong một cuộc phỏng vấn tuần trước rằng một quan chức tại Đại sứ quán Mỹ đã mời ông đến gặp ông Obama. [Dân Luận: Tiến sĩ Nguyễn Quang A bị an ninh tước đoạt điện thoại và bắt lên xe chở đi lòng vòng khi ông vừa ra khỏi nhà sáng thứ Ba. Sau khi kết thúc buổi gặp mặt, ông đã được trả tự do.]
Hà Huy Sơn, một luật sư chuyên về bảo vệ bất đồng chính kiến tại tòa án, cũng bị ngăn cản tham dự. “Người an ninh đã được bảo vệ tôi ở nhà của tôi trong hai ngày cuối cùng”, luật sư nói với Agence France-Presse, nói rằng ông đã được cho biết ông có thể đi bất cứ nơi nào, ngoại trừ đến đại sứ quán.
Sau khi cả ba bị ngăn chặn không tới được cuộc họp với Tổng thống, ông Robertson cho biết trong một tuyên bố: “Các nhà lãnh đạo Việt Nam rõ ràng là quyết định rằng đã có một số nhà hoạt động mà họ sẽ không bao giờ để Obama gặp mặt – và cả ba người phù hợp với hồ sơ đó.”
Nhưng việc sử dụng lực lượng an ninh để ngăn cản các nhà hoạt động tới một sự kiện mà chính phủ Việt Nam đã đồng ý trước đó cho thấy bản thân chính phủ Việt Nam đang có sự chia rẽ quan điểm về buổi gặp mặt. Đó là một điều bất thường đối với một chính phủ, thậm chí là một chính phủ có hồ sơ xấu về nhân quyền, để cho phép một thổng thống Hoa Kỳ tiến hành một cuộc gặp mặt, để rồi sau đó tìm cách ngăn ngừa người tham dự.
Ngay sau cuộc gặp với các nhà hoạt động, ông Obama đã phát biểu tại một hội trường rộng lớn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Ngồi ở ghế nhung đỏ của hội trường là khoảng 2.300 người Việt Nam ăn mặc đẹp đẽ, reo hò ầm ĩ khi ông Obama xuất hiện, muộn hơn khoảng 15 phút so với dự kiến.
Ông Obama đã nhận được sự đón tiếp nhiệt tình ở Việt Nam, phần lớn là bởi người Việt đang thèm khát một đồng minh mạnh mẽ chống lại Trung Quốc, người hàng xóm tuyên bố chủ quyền với phần lớn vùng biển ngay bên ngoài đường bờ biểu 3000 cây số của Việt Nam. Và bất chấp một lịch sử trong đó Hoa Kỳ đã cố gắng dữ dội để áp đặt ý chí của mình trên đất nước này, ông Obama nói rằng không một quốc gia nào khác nên thử áp dụng một chiến lược như vậy.
“Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của mình lên bạn,” ông Obama nói, và nhận được một tràng vỗ tay lớn.
Nhưng hội trường, đầy khán giả gần như chắc chắn được lựa chọn bởi chính quyền, đã lặng im khi ông thúc giục đất nước này cải thiện cách họ thực hành nhân quyền. Ông nói rằng Hoa Kỳ còn xa mới hoàn hảo, với nhiều vấn đề như “quá nhiều tiền trong nền chính trị của chúng tôi,” thiên vị chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự và bất bình đẳng giới.
Ông nói rằng Hoa Kỳ đã không cố gắng để áp đặt thể chế chính trị của mình lên Việt Nam, nhưng một số giá trị là phổ quát. Và ông lưu ý rằng các quyền tự do ngôn luận, hội họp và tự do báo chí đã được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam.
“Vì vậy, vấn đề là tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, cần cố gắng để áp dụng những nguyên tắc này,” ông Obama nói. “Đảm bảo những người chúng ta trong chính phủ luôn trung thành với những lý tưởng đó.”
Human Rights Watch ước tính rằng có khoảng 110 tù nhân chính trị đang thi hành án tù ở Việt Nam. Trong tháng ba, Nguyễn Hữu Vinh, 60 tuổi, một blogger, bị kết án năm năm tù giam vì viết bài đăng được coi là chống lại chính phủ. Trong những tuần trước khi đến của ông Obama, công an bắt giữ người biểu tình phản đối thảm họa cá chết hàng loạt trên bờ biển miền Trung, nơi hàng tấn cá bị trôi dạt vào bờ gần một nhà máy thép thuộc sở hữu của một công ty ở Đài Loan. Một số người biểu tình đã bị đánh đập.
Trong khi một số nhà phân tích nói rằng chính quyền Obama dường như đã quyết định rằng những lợi ích chiến lược của việc liên minh quân sự với Việt Nam lớn hơn những lo ngại về nhân quyền, ông Obama đã lập luận rằng sự tham gia tích cực hơn, điều ông đang theo đuổi tại Việt Nam, sẽ có xu hướng dẫn đến những cải thiện về nhân quyền.
Trong bài phát biểu của mình, ông Obama than thở rằng chiến tranh đã thúc đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam cách xa nhau, bất chấp một lịch sử chung chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân. Ông chỉ ra rằng Hồ Chí Minh, lãnh đạo độc lập của Việt Nam, đã khơi dậy bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ khi ông tuyên bố nền độc lập riêng của Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
“Trong một thời điểm khác, những lý tưởng được chúng ta chia sẻ và lịch sử chống lại chủ nghĩa thực dân giống nhau của hai quốc gia có thể đã đưa chúng ta lại với nhau sớm hơn,” ông Obama nói. Thay vào đó, ông cho biết, sự ganh đua chiến tranh lạnh đã lái hai nước tới chiến tranh.
Nhưng ông nói sự hòa giải giữa hai quốc gia trong những năm sau đó đã được thúc đẩy chủ yếu bởi các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh, và chỉ ra Ngoại trưởng John Kerry, ngồi trong khán giả, như một ví dụ.
Sau bài phát biểu của mình, ông Obama đã gặp nhau lần thứ hai trong hai ngày với đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain. Trong một trận mưa như trút, ông Obama và ông Bourdain, người đã ăn cùng nhau tại một nhà hàng Hà Nội hôm thứ Hai, nói chuyện khoảng 20 phút tại một quán cà phê hè phố mộc mạc trong khu Mễ Trì của thủ đô, được bao quanh bởi vô số của người quan sát vui vẻ dù ướt đẫm mưa. Ông Obama dành ít phút đã tiến lại đám đông, bắt tay và nói “cảm ơn bạn.”
Gardiner Harris báo cáo từ Hà Nội, và Jane Perlez từ Bắc Kinh.
Leave a Comment