Quảng Cáo

Bãi Mả

Người Gia Lai đang làm lễ bỏ mả cho người chết.

Quảng Cáo

Trong những câu thơ bút tre, đang lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam, tôi thích nhất hai câu:

Tin nghe như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần!

Khách quan mà nói, ý thích của tôi dễ gây ngộ nhận là mình có hơi bị ác cảm với ông Hồ. Không dám đâu. Xin đừng ai nghĩ như vậy mà tội chết. Tôi khoái hai câu thơ trên chỉ vì sự duyên dáng của chính nó, thế thôi. Có những câu thơ bút tre khác nữa, cũng nói đến cái chết của ông Hồ nhưng tôi không thích mấy ─ thí dụ như:

Tin nghe như sét đánh gần
Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang!

Hoặc:

Vào trong hang Bác âm u
Chị em phụ nữ dở mũ ra chào!

Riêng hai vừa dẫn, theo thiển ý, đã kém duyên dáng lại thiếu phần thanh nhã. Nó diễn tả sự khinh miệt một cách sỗ sàng, của “chị em phụ nữ”, truớc vong linh của ông Hồ Chí Minh. Mà tỏ sự bất kính đối với một nguời đã khuất (cho dù họ là ai chăng nữa) là điều trái với văn hoá của dân tộc Việt, ở khắp mọi miền ─ nhất là miền nguợc, nơi mà phong tục tập quán có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày hơn ở miền xuôi.

Nhân nhắc chuyện phong tục/tập quán của miền xuôi/ miền nguợc, tôi lại chợt nhớ cách đây không lâu, thi sĩ Trần Đăng Khoa, lúc cao hứng có tâm sự như sau:

“Vừa rồi tôi có đi Tây Nguyên dự lễ bỏ mả của gia đình ông Y Ngông Niết Đam. Nguời Eđê có một tục lệ rất đặc biệt. Khi nhà có nguời chết, gia đình con cháu hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nuớc ra mộ, khi có điều kiện họ làm lễ bỏ mả.

Đó là bữa tiệc linh đình chia tay vĩnh viễn với nguời chết. Sau đó họ không quan tâm đến ngôi mộ ấy nữa, để linh hồn nguời chết được siêu thoát, không còn vướng víu cõi trần. Tôi cũng đã làm xong cái lễ bỏ mả cho thơ ca thời niên thiếu của tôi” [Trần Đăng Khoa, Chân Dung Và Đối Thoại (Hà Nội: Thanh Niên, 1988)].

Dân làng ăn uống quanh nhà mồ để chia tay với người đã khuất

Bỏ mả, thực ra, không phải là tập tục “rất đặc biệt” của nguời Eđê ở Tây Nguyên mà là tập tục chung ─ ở nhiều nơi ─ của nhiều nhóm nguời khác nữa. Nguời Roglai, nguời Rhadé, nguời Bahnar, nguời Djarai… ở miền Nam và miền Trung nước Việt đều có tục lệ

tương tự. Hơn nửa thế kỷ trước, học giả Toan Ánh có một bài viết ngắn và rất cô đọng về tập tục này ─ xin trích dẫn một đoạn ngắn:

“Đối với nguời Roglai ─ sắc dân sống rải rác các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, và Lâm Đồng ─ lễ cúng bỏ mả có nghĩa là nguời sống từ giã nguời chết. Lễ này đuợc cử hành sau mùa gặt hái đầu tiên, tính từ ngày nguời chết qua đời. Mùa gặt hái hòan tất, mọi nguời đều rảnh rang nên lễ cúng bỏ mả làm linh đình lắm. Có giết trâu mổ bò, mới thầy cúng làm lễ cho nguời khuất rồi đãi làng nuớc. Sau lễ bỏ mả là hết, ngôi mộ không đưọc ai chăm sóc nữa.

Nguời Rhadé, đa số sinh sống tỉnh Darlac và Quảng Đức, cũng có lệ bỏ mả vào mùa gặt năm sau. Nguời nhà ra mộ khóc lóc một lần cuối rồi mộ bị bỏ hẳn. Kỷ niệm của người chết cũng chìm dần vào quên lãng.

Người Bahnar ─ sắc dân sống ở Đông Nam Kômtum, Tây Bắc Pleiku, và phía Tây Bình Định ─ cũng chỉ chăm sóc mộ phần một năm… Sau đó họ làm lễ tạ rồi san phẳng, và từ đây không còn ai ngó tới. (“Tang Lễ Của Đồng Bào Thượng” ─ nhật báo Cách Mạng Quốc Gia, Sài Gòn, ngày 1 tháng 9 năm 1963).

Trong phần kết luận của bài báo này, Toan Ánh viết như thêm: “Gần đây nhiều đồng bào Thuợng đã di cư về gần chúng ta, có lẽ rồi đây phong tục của họ sẽ bị ảnh huởng của chúng ta mà có sự biến cải. Ánh sáng văn minh đã rọi vào nuớc Việt Nam, lẽ tất nhiên sự tiến bộ của chúng ta sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của đồng bào Thượng, anh em chúng ta.”

Tôi rất quí trọng tinh thần bao dung, coi tất cả mọi nguời sống trong nuớc Việt đều là anh em đồng bào, của học giả Toan Ánh; tuy nhiên, khi quan niệm là “có lẽ rồi đây phong tục của họ sẽ bị ảnh huởng của chúng ta mà có sự biến cải” nhưng không viết thêm rằng “và nguợc lại để cùng tiến bộ” thì tôi sợ ông hơi quá tự mãn về phong tục và tập quán của văn hoá miền xuôi.

Nói cách khác, và nói một cách hơi vô lễ, tôi e là Toan Ánh có hơi ethnocentric. (Và nói thiệt tình thì tôi chưa bao giờ gặp được bất cứ một nguời Việt Nam nào, ở miền xuôi, biết tỏ ra khiêm tốn chút đỉnh về văn hoá của họ. Và đây là một thảm kịch, sẽ còn nhiều màn, của dân tộc Việt)!

Giao lưu là hệ quả tất yếu khi có sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều nền văn hoá. Xin đơn cử một thí dụ về vấn đề này, bằng cách tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở ─ chuyện “Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần.”

Tập tục bỏ mả của nguời miền cao, tôi trộm nghĩ, có nguồn gốc từ đời sống du canh. Do sự di chuyển không ngừng để tìm đất đai canh tác mới nên cơ hội trở lại nơi chốn cũ thăm viếng mộ nguời đã khuất rất mỏng manh; do đó, người ta cần làm lễ tạ mả để bớt áy náy khi phải bỏ mồ mả nguời thân.

Với thời gian, dân số mỗi lúc một tăng nhưng đất đai thì không. Diện tích đất đai giới hạn không cho phép phương thức tác du canh tiếp tục mãi mãi. Con người phải từ dần bỏ nếp sống này và làm quen với đời sống định canh hay bán định canh nơi miền sơn cuớc.

Từ đây, tuy có nhiều cơ hội gần gũi với mồ mả của những nguời đã khuất hơn nhưng tập tục bỏ mả vẫn còn được lưu truyền. Lý do, phần vì văn hoá bao giờ cũng biến đổi chậm hơn những đổi thay trong đời sống thường nhật; phần khác, quan trọng hơn, vì lý do kinh tế.

Khi những phuơng tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho việc sản xuất vẫn còn ở mức độ thô sơ, khi đất đai canh tác bị giới hạn, và khi nhân khẩu mỗi lúc một tăng thì việc “hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nuớc ra mộ” cho nguời đã khuất ─ theo phong tục của người Eđê, qua lời kể của Trần Đăng Khoa ─ là một thứ lễ nghi xa xỉ không thể kéo dài; do thế, bỏ mả là một tập tục thực tế và cần thiết cho chuyện sinh tồn của những nguời còn sống.

Cũng theo Toan Ánh, qua bài báo thượng dẫn: “Lễ tạ mả có thể cử hành ngay sau khi chôn cất nếu tang chủ quá nghèo. Chôn cất xong là thôi, nguời nhà cũng như dân làng không ai nhắc nhở đến nguời quá cố nữa vì mộ đã tạ rồi.”

Tôi uớc ao sao một số những nguời dân “làng” Ba Đình (ở đất ngàn năm văn vật) học được một phần nào sự khôn ngoan và thực tế ─ về tục lệ bãi mả này ─ từ những đồng bào Eđé, Rhađé, Bahnar, Djarai… Họ sẽ ra lăng hay ra mả ông Hồ Chí Minh khóc lóc thảm thiết một lần cuối rồi… san bằng nó đi cho cả nuớc được nhờ!

Tôi còn nhớ, Báo Nhân Dân – số ra ngày 31 tháng 8 năm 1999 ─ có đi tin “Cố Vấn Đỗ Muời Thăm Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ Lăng Hồ Chủ Tịch”. Chỉ cái tiêu đề của bản tin không thôi cũng đủ khiến cho một nguời vô tâm nhất hoá phải băn khoăn. Có cả một Bộ Tư Lệnh chỉ để bảo vệ mộ phần của một nguời đã chết à?

Nguời dân Việt sùng bái ông Hồ Chí Minh đến độ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà vẫn hy sinh hàng vạn lực lượng lao động chỉ để thoả mãn cái thị dục hiếu danh cho một cá nhân hay sao? Theo chỗ tôi biết, e rằng không phải vậy đâu. Chỉ qua vài câu thơ bút tre, đã dẫn, cũng đủ biết dân chúng chán ngán ông Hồ (và cái lăng thổ tả của ông ấy) đến cỡ nào rồi.

Mà đâu có riêng chi quần chúng. Hãy nghe lời ta thán của một cán bộ cộng sản, ông Hoàng Hữu Quýnh: “…cái nấm mồ của Bác quá khổng lồ, quá tốn kém. Dại dột xây to hơn cả nấm mồ của Lê-nin. Cái lăng nằm trơ trọi ở Ba Đình, trong đó chỉ có một cái xác xanh xao tái nhợt mà có đến hàng ngàn, hàng vạn con nguời cung phụng ở đó…” ( Tôi Bỏ Đảng, tập I, trích từ Minh Võ. Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư, California: Thông Vũ 1999).

Vì dân trí thấp, và toàn toàn là đồ mất dậy vô giáo dục, nên không ai nhìn thấu được công ơn của Bác đối với dân tộc Việt chăng? Tất cả thành tích của Hồ Chí Minh đều được thêu dệt, tuởng tượng và ghi lại thành sách bởi chính ông ta nhưng làm bộ đề tên nguời khác ─ cho nó có vẻ khách quan và khả tín. Loại “sử liệu quí báu” này được Đảng khai thác đến cùng để thần thánh hóa ông Hồ, và biến ông ta thành một thứ mộc che cho tội ác của họ.

Nó cũng được dịch ra rất nhiều ngoại ngữ để các sử gia nước ngoài có cơ hội tìm hiểu về “thân thế và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ”, một ông “Thánh Francois bưng biền” Việt Nam, nếu nói theo nguyên văn ─ một cách cuờng điệu ─ của một ông ký giả ngoại quốc nào đó.

Suốt cuộc đời ông Hồ Chí Minh chỉ chuyên xài bạc giả. Sở dĩ ông ta bịp được nhiều nguời, trong nhiều năm là nhờ vào sự đồng lõa tích cực của cả một băng đảng chuyên làm bạc giả ─ Đảng Lao Động Việt Nam.

Cái lăng của ông Hồ Chí Minh cũng chỉ là biểu tượng cho sự tôn kính giả tạo đó mà thôi. Thực chất, “dân làng Ba Đình Hà Nội” đang thờ cúng ông Hồ Chí Minh như một thứ ma xó (với hy vọng) để giữ nhà và hù doạ những nguời yếu bóng vía.

Tôi thực tình không muốn xía vô chuyện phong tục tập quán và tín nguỡng của bất nhóm nguời nào, kể cả những nguời sống bằng xác chết. Tôi sẽ thôi không nhắc nhở đến ông Hồ Chí Minh nữa, nếu những nguời “dân làng Ba Đình Hà Nội” cũng thôi dùng những đồng tiền mồ hôi nuớc mắt của đồng bào tôi vào chuyện thờ phuợng ông Hồ.

Bòn rút xuơng máu của nguời sống để cung phụng cho nguời chết là điều bất trí. Dựa hơi nguời chết để sống là chuyện bất nhân. Có cái dân tộc nào bất hạnh đến độ phải chịu sự “lãnh đạo” của một đám nguời vừa bất nhân vừa bất trí như vậy không?

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux