Quảng Bình: cá chết dưới đáy biển nhiều hơn số dạt vào bờ

Tấm lưới cũ thành “mới” sau khi thả xuống đáy biển của ngư dân Quảng Bình (ảnh: Tiền Phong)
- Quảng Cáo -


QUẢNG BÌNH (CTM Media) – Ngư dân các xã bãi ngang ven biển Quảng Bình vừa phát hiện xác cá, xác cua, chết xếp lớp dưới đáy biển từ bờ ra từ 1 đến 6 hải lý, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.

Theo bản tin báo Tiền Phong, Ông Nguyễn Hơn, ngư dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình cho biết, khi ông lặn xuống đáy biển, nơi có rạn san hô để bắt cá, thấy cá chết xếp lớp. Không chỉ vậy, rạn san hô bị phủ một lớp bùn đen kịt khác với ngày xưa. Nhìn trên mặt biển thì thấy màu nước vẫn bình thường, nhưng khi lặn xuống thì có màu vàng đục.

Khu vực các bãi biển từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cũng có hiện tượng tương tự.

luoicuthanhmoiCòn Ông Nguyễn Cần cũng ở xã Nhân Trạch, chuyên thả lưới bắt cá gần bờ cho biết, khi tấm lưới cũ của ông thả xuống đáy biển, sau đó kéo lên thì sạch bóng. Ông Cần nghi ở đáy biển có chất tẩy rửa, vì theo ông thì lưới đánh ở vùng rạn thường rất bẩn, chỉ vài tháng là đen sì.

- Quảng Cáo -

Ngày 5 Tháng Năm 2016, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát  Triển Nông Thôn cho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của bộ này đã có kết quả. Các mẫu có cả kim loại nặng, còn về số lượng thế nào thì bộ của ông không được công bố.

Cũng theo Ông Tám, thống kê từ các địa phương, số cá chết trôi nổi, dạt vào bờ khoảng 100 tấn. Số cá chết chìm dưới đáy không thống kê được.

Như vậy, thảm họa này không chỉ dừng lại ở con số 100 tấn cá chết, gây thiệt hại lớn cho ngư dân khi phải sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên biển cũng như hải sản.

Riêng tỉnh Quảng Trị bị thiệt hại khoảng 134 tỷ đồng qua vụ cá chết làm hơn 42.000 người và hơn 2.500 tàu thuyền bị ảnh hưởng.

Không chỉ thiệt hại lớn về kinh tế, người dân còn phải lo lắng về tình trạng cá nhiễm độc, chất lượng nước biển ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN vẫn lúng túng chưa công bố được nguyên nhân khiến người dân nghi ngờ hoặc là bị yếu tố Trung cộng chi phối nên cần thời gian để sắp xếp, hoặc là trình độ của giới khoa học trong các bộ, nghành của nhà nước Việt Nam còn hạn chế.

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here