Người dân bất chấp luật để mưu sinh: vì đâu!?

Nhân Thế Hoàng FB - (*) tựa do CTMM đặt

Người dân bất chấp luật để mưu sinh: vì đâu?
- Quảng Cáo -

Sau mỗi gánh hàng rong là rất nhiều câu chuyện về những mảnh đời cơ cực.

Đa số chúng ta phán xét họ khi đang ở vị trí của những người dư ăn, dư mặc. Gánh hàng rong từng nuôi lớn rất nhiều người, chắp cánh cho ước mơ của họ, và hôm nay khi ở vị trí của những người thành công, họ quay lại miệt thị và xem chúng là nguyên nhân tạo nên sự lộn xộn của xã hội hiện tại.

Ở một đất nước mà người ta thu nhập tiền đồng nhưng thuế phí lại cao nhất nhì khu vực; và sau khi phải đóng rất nhiều thuế, phí, thì những gì họ đáng ra phải được hưởng chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Người dân phải bất chấp cả luân thường đạo lý, bất chấp cả việc phạm luật để gồng gánh mưu sinh, nó chứng tỏ một điều rằng những gì họ được hứa từ nhà cầm quyền trước đó về một cuộc sống tươi đẹp mãi mãi chỉ là cái bánh vẽ mà thôi.

- Quảng Cáo -

Cái gì mà liên quan đến hai từ ăn cướp thì chẳng bao giờ tử tế cả, chính quyền hiện tại là ví dụ chuẩn xác nhất.

Dân hàng rong tất bật mưu sinh bất chấp luật lệ.
Dân hàng rong tất bật mưu sinh bất chấp luật lệ.

*

Hôm qua tôi viết về hàng rong, nhiều bạn bảo: Mày cứ bênh người nghèo, cứ ủng hộ việc họ nhân danh cái nghèo để phạm luật thì mày đấu tranh cho một xã hội thượng tôn pháp luật để làm gì?

Trước tiên tôi xin nói thẳng rằng là tôi không bênh người nghèo, tôi lại càng không khuyến khích việc họ phạm luật để mưu sinh. Nhưng, nếu nói về thượng tôn pháp luật thì luật phải được áp dụng cho tất cả, không loại trừ một ai. Chứ kiểu như dân nghèo phạm luật thì các bạn lao vào bảo họ là kém ý thức, là dân trí thấp hay vàng vẩu này nọ… còn các quan ngồi xổm trên luật, tham nhũng tràn lan, làm thất thoát tiền thuế hàng trăm nghìn tỷ thì các bạn lại cho đó là chuyện thường, điều này là không thể chấp nhận được.

Như Tư Sang, Phú Ngẫn, các bạn thấy họ toàn đánh vào dân nghèo, còn chuyện các quan tham ăn hối lộ, chuyện biển đảo đang bị Trung Cộng đánh chiếm, chuyện công an lạm quyền, đánh chết dân..v.v… có bao giờ họ động đến không?

Các bạn chê trách người nghèo tạo ra sự lộn xộn, chê trách họ tham lam mà đầu độc đồng bào, nhưng các bạn có hiểu cái nguyên nhân gốc rễ khiến họ trở nên như vậy nó bắt nguồn từ đâu không? Ai đã là người bần cùng hoá họ, khiến họ chỉ còn một lựa chọn duy nhất: Tồn tại hay là chết đói?

chinhquyenbonrutcuadan

Xin lỗi các bạn, vấn đề đạo đức nó chỉ được đề cập đến khi cái dạ dày của bạn phải chứa đầy cơm trong đó, không ai có thể nói về đạo đức hay lợi ích cộng đồng khi cả đoàn tàu há mồm đang chờ cơm ở nhà cả.

Nó cũng như việc bạn nuôi một con bò với mục đích lấy sữa, sức kéo, hay lấy thịt, nếu bạn thả rong con bò, nó sẽ đi bậy bạ để kiếm cỏ, nó ăn ỉa tứ tung và bạn rất khó để kiểm soát nó. Muốn lập lại trật tự để dễ cho việc kiểm soát thì bạn sẽ phải làm gì?

Tất nhiên là bạn phải chuẩn bị một bãi cỏ có sẵn cho con bò ăn, chuồng trại cho nó ở… có như thế thì bạn mới dễ quản lý nó, và nó cũng sẽ cho năng suất sữa, thịt hay sức kéo tăng lên. Bạn không thể vừa muốn nó dễ quản lý, muốn nó đi vào khuôn khổ mà vừa lại không chịu đầu tư cho nó bãi cỏ và chuồng trại được.

Vậy trách nhiệm đầu tư bãi cỏ và chuồng trại để con bò có thể an tâm, phát huy hết năng suất của nó thuộc về ai? Có phải thuộc về người được hưởng lợi từ sữa, sức kéo hay thịt của con bò không? Tất nhiên 100% trách nhiệm phải thuộc về người đó.

Rồi, giờ thử ví con bò là người dân, người chủ hưởng lợi mà “éo” chịu đầu tư đó là chính quyền. Vậy việc con bò phải tự đi kiếm bãi cỏ để ăn, chuồng trại để ở trong khi người hưởng lợi từ các sản phẩm của con bò lại làm ngơ, không chịu đầu tư chuồng trại, bãi cỏ thì chúng ta có thể đòi hỏi ở con bò sự trật tự hay tuân thủ các quy tắc mà thằng chủ tham lam kia đề ra được không?

Tôi xin để câu trả lời này lại dành cho các bạn suy nghĩ.

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. Ngheo moi vây, choi giàu ai làm vây bao gio tai sau khong biet thuong ho, mà lai băt ho,đánh đâp ho,đàn âp ho có toi tinh gì suy nghi lai đi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here