Vấn đề Biển Đông trong tuyên bố chung của hội nghị Ngoại trưởng G7

Các Ngoại trưởng G7 đặt vòng hoa tưởng niệm những nạn nhân bom nguyên tử ở Hiroshima
Các Ngoại trưởng G7 đặt vòng hoa tưởng niệm những nạn nhân bom nguyên tử ở Hiroshima
- Quảng Cáo -

HIROSHIMA-NHẬT BẢN (CTM Media)- Không nêu đích danh, nhưng bản tuyên bố chung của các ngoại trưởng G-7 nhóm họp tại Hiroshima, đã bày tỏ sự thống nhất phản đối của các quốc gia này đối với các hành vi gầy hấn và bành trướng trong những năm gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông. “Chúng tôi cực lực phản đối những hành động đơn phương gây hấn hoặc dọa nạt có thể làm thay đổi nguyên trạng, khiến leo thang căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông”, đó là một trong những nội dung đã được đưa vào bản tuyên bố chung của các ngoại trưởng G7 (Anh, Canada, Đức, Nhật, Pháp, Ý và Mỹ) nhóm họp tại Thành Phố Hiroshima, Nhật Bản vào ngày hôm qua, 11 Tháng Tư, 2016.

Các ngoại trưởng G7 đồng thời nhấn mạnh mọi quốc gia cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế. luật biển của LHQ cũng như những phán quyết của tòa án quốc tế. Bắc Kinh đã gay gắt chỉ trích bản tuyên bố chung này.

Nếu không có gì thay đổi vào phút chót thì nội dung vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông như vừa nói trên cũng sẽ được đưa vào bản tuyên bố chung của hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp được tổ chức tại đảo Ise (Nhật) trong hai ngày 26 và 27 Tháng Năm tới đây.

Trung Quốc làm nhiều động thái để ngăn cản bản tuyên bố chung này và cho rằng Tokyo vận động hậu thuẫn của các quốc gia trong G-7 để phục hồi chủ nghĩa Phát-xít Nhật.

- Quảng Cáo -

Theo hãng thông tấn Đức Quốc (DPA) thì trước khi sang Hiroshima dự hội nghị, Ngoại trưởng Đức là ông Frank-Walter Steinmeier đã ghé Bắc Kinh. Tại đây Ngoại trưởng Vương Nghị nói với ông Steinmeier rằng: Có một số nước muốn khơi động vấn đề Biển Đông trong mưu đồ chính trị của họ nên Trung Quốc yêu cầu Đức Quốc cùng lên tiếng phản đối.

Sau khi lắng nghe, Ngoại trưởng Steinmeier chỉ trả lời rằng Đức Quốc phản đối bất kỳ một thế lực nào muốn thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực quân sự.

Sau Ngoại trướng Đức là đến Ngoại trưởng Anh cũng đã được Trung Quốc yêu cầu là Luân Đôn nên duy trì ‘’lập trường khách quan và công bằng » trong vấn đề Biển Đông và không nên thiên vị’’.

Trong chiều hướng cô lập để giải quyết song phương các tranh chấp dễ thuận lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh cũng thường xuyên lên tiếng phản đối Nhật Bản khi chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, lấy cớ rằng Nhật Bản chẳng liên hệ gì đến chuyện tranh chấp ở vùng biển này giữa Trung Quốc và các nước trong vùng.

Quan điểm của Nhật Bản là việc thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng biện pháp quân sự là không thể tha thứ và ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Tokyo cho rằng những hành động lấn chiếm của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như ở Biển Hoa Đông là vi phạm luật Quốc tế và luật Biển LHQ.

Theo các nhà ngoại giao Âu Mỹ tại Tokyo thì việc đưa vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông vào bản tuyên bố chung của Summit 2016 là sự xác định nâng cấp mạnh mẽ thái độ của các nước G-7 chống lại các toan tính bành trướng của Trung Quốc.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here