Đ áng nói, 4 nhà máy sử dụng công nghệ của Trung Quốc khi hoàn thành chỉ sau từ 1 đến 2 năm hoạt động đã phải tạm ngừng. Các nhà máy còn lại, cũng chỉ tồn tại được một thời gian sau đó.
Thế nhưng, không hiểu sao các giám đốc vẫn ngụy biện: “Tôi chỉ biết là khi nhập thì thiết bị mới 100%, nguyên đai nguyên kiện, khi đưa vào vận hành và cho ra sản phẩm thi rất tốt, vượt xa mong đợi”…
Liên quan đến thông tin hàng loạt loạt nhà máy ethanol phá sản vì công nghệ Trung Quốc, chiều ngày 4/4, chia sẻ với báo Đất Việt, ông Nguyễn Trọng Toàn – Giám đốc Nhà máy Ethanol Đại Việt (Đắc Nông) cho biết: “Không biết nội dung thông tin báo chí lấy ở đâu ra mà nói chất lượng cũng như công nghệ mà nhà máy đang sử dụng không đạt. Tôi chỉ biết là khi nhập thì thiết bị mới 100%, nguyên đai nguyên kiện, khi đưa vào vận hành và cho ra sản phẩm thi rất tốt, vượt xa mong đợi. Hàng của mình là hàng công nghiệp nhưng theo tiêu chuẩn Việt Nam, những mặt hàng này còn đạt hàng thực phẩm”.
Cho biết thêm về dòng sản phẩm của nhà máy, ông Toàn nói: “Dòng sản phẩm này không phải để pha vào làm nguyên liệu sinh học trong thời kỳ này vì nhu cầu sử dụng của mình chưa nhiều nên nhà máy chưa chạy dòng sản phẩm để cung cấp xăng sinh học. Ở Việt Nam mới có 1 nhà máy cung ứng cho cả nước mà nhiều khi còn dư, nếu đồng loạt các nhà máy sản xuất thì điều kiện là việc sử dụng xăng E5 phải đồng loạt thay thế hoàn toàn xăng 92 bởi nếu chạy sản phẩm mà không có đầu ra thì không được”
Giải thích về điều này, theo ông Toàn: “Thứ nhất do nhiên liệu thế giới đang sụt giảm mạnh, giá hiện tại bây giờ rất thấp nên nhà máy không hoạt động hết công suất được. Chạy nhiều không hiệu quả, chính vì thế chỉ duy trì khách hàng truyền thống còn khách hàng tiềm năng thì đang đi tìm, tuy nhiên không mở rộng trong thời điểm này vì giờ đang gặp khó khăn chung.
Đối với sản phẩm xăng E5 người dân của mình chưa đón nhận mang tính chất niềm nở hay nói cách khác là chưa hực sự đón nhận điều này. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đối với việc sản xuất xăng E5. Còn về sản phẩm của nhà máy thì nó là sản phẩm khác trong thời điểm này, chưa đưa ra sản phẩm xăng E5”
Nói thêm về những thông tin báo chí đưa, vị Giám đốc nhà máy Ethanol Đại Việt cho biết: “Đúng là tháng 4/2013 nhà máy có dừng hoạt động nhưng lại được đi vào hoạt động chính thức vào ngày 17/11/2015 do sự cố về cách vận hành của nhân viên chưa phù hợp, hoàn toàn không phải do máy móc nhập về. Hiện tại nhà máy đang hoạt động rất ổn định, sản phẩm đưa ra khi ký các chỉ tiêu rất thấp nhưng đưa vào hoạt động rất tốt, rất cao, vượt xa so với những gì mình ký kết với đơn vị bạn”.
Về việc này, như thông tin báo chí đã đưa, theo một báo cáo về thực trạng các cơ sở sản xuất ethanol mới đây của Bộ Công thương, trong số 7 nhà máy sản xuất ethanol – nhiên liệu chính phối trộn tạo nên xăng sinh học E5 thì có đến 4 nhà máy sử dụng hoàn toàn công nghệ từ Trung Quốc, 3 nhà máy còn lại dù sử dụng một số công nghệ của các nước phát triển nhưng các thiết bị vẫn nhập từ Trung Quốc.
Đáng nói, 4 nhà máy sử dụng công nghệ của Trung Quốc khi hoàn thành chỉ sau từ 1 đến 2 năm hoạt động đã phải tạm ngừng. Các nhà máy còn lại, cũng chỉ tồn tại được một thời gian sau đó.
Các nhà máy sử dụng công nghệ của Trung Quốc gồm: Nhà máy sản xuất ethanol Đại Tân tại Quảng Nam, công suất thiết kết 100.000 tấn ethanol/năm, tổng vốn đầu tư 575 tỷ đồng. Sau khi đưa vào hoạt động đến năm 2012 nhà máy ngưng hoạt động.
Đáng chú ý, hai nhà máy sử dụng công nghệ Trung Quốc cho ra đời những sản phẩm ethanol không đạt tiêu chuẩn pha chế xăng E5, đã bị các DN trong nước ngừng hợp đồng. Đó là Nhà máy Ethanol Đại Việt (Đắc Nông), công suất thiết kế 55.000 tấn ethanol/năm, vốn đầu tư 500 tỷ đồng đi vào hoạt động năm 2011 nhưng tháng 4/2013, nhà máy này đã chính thức dừng hoạt động.
Nhà máy thứ 4 Ethanol ĐăkTô (tỉnh Kon Tum) có công suất thiết kế 50.000 tấn ethanol/năm, nhưng đã sớm đắp chiếu vì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn pha chế thành xăng E5.
Trên thực tế, xăng sinh học là một sản phẩm thân thiện với môi trường và đã được nhiều nước tập trung vào chính sách phát triển, ưu đãi thuế và phổ biến rộng rãi. Nhiều nước phát triển đã đưa các loại xăng sinh học vào sử dụng từ những năm thuộc thập kỷ 70 cùng với chính sách miễn, giảm thuế.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, xăng sinh học trên thế giới đang rất phổ biến, nhiều nước đã thay thế hoàn toàn xăng truyền thống bằng xăng sinh học. Brazil là quốc gia đi đầu trong chương trình sản xuất và sử dụng xăng sinh học, nước này đưa xăng sinh học vào sử dụng từ năm 1975, cồn sản xuất từ mía được pha vào xăng với tỷ lệ lên đến 20%, thậm chí trong ngành vận tải nước này đang có khoảng 85% phương tiện sử dụng xăng sinh học.
Leave a Comment