HÀ NỘI (CTM MEDIA)- “Ngân sách năm nay (2016) gay rồi, dự báo năm sau sẽ tiếp tục gay thì ảnh hưởng thị trường tài chính của Việt Nam”. Đó là phát biểu của PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện Trưởng Viện Kinh Tế, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam tại Hội Thảo Công Bố Báo Cáo Tổng Quan Thị Trường Tài Chính Năm 2015 và Chỉ Số Kinh Tế Dẫn Báo do Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia diễn ra tại Hà Nội vào sáng thứ hai, 14 Tháng Ba, 2016.
Còn Tiến sĩ Trương Văn Phước- Phó Chủ Tịch ủy ban này thì cho biết việc cân đối ngân sách năm nay ngày càng khó khăn hơn. Trần nợ cộng gần như chạm ngưỡng 65%, bội chi ngân sách là 5,7% đặt ra thách thức cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, dư địa chính sách hạn hẹp, nguồn lực tài chính quốc gia hạn chế.
Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn thì đánh giá là tăng trưởng 2015 có tăng nhưng không bền vững, bội chi ngân sách tăng, nợ công tăng nhanh. Tăng đầu tư khu vực tư nhân. Đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp phục vụ sản xuất ở mức độ hạn chế có thể gây hệ lụy rủi ro.
Đầu tư tín dụng bất động sản tăng cao. Đầu tư tư nhân có tăng nhưng nếu nhìn số doanh nghiệp giải thể, đóng cửa thì đó cũng không phải là tốt. Nếu FDI (đầu tư nước ngoài) vẫn tiếp tục chiếm vai trò chủ lực thì VN sẽ đi từ rủi ro này đến rủi ro khác”.
‘’Ở các nước dân chủ khi chính quyền gặp khó khăn về ngân sách kéo dài một hai năm là bị mất tín nhiệm của người dân và thường phải cuốn gói ra đi. Tại Việt Nam dưới chế độ toàn trị như hiện nay thì nhà nước vẫn tiếp tục nắm quyền khiến cho nợ công ngày càng tăng và người trả nợ không ai khác hơn là thế hệ con cháu Việt Nam sau này.’’, đó là sự khẳng định của các chuyên gia kinh tế, tài chánh nước ngoài.
Thật ra ngay người dân Việt Nam bình thường cũng dư biết chuyện này, nhưng không nói ra vì cho rằng nói ra thì nhà nước cũng chẳng thèm nghe và chẳng làm gì được nhà nước.
Leave a Comment