Thảm Sát Gạc Ma 14/3/1988 Nỗi Đau Mất Nước

Bác sĩ Hồ Hải - Facebooker Hồ Hải

- Quảng Cáo -

Hôm nay xem một clip của báo VnExpress thực hiện phỏng vấn về cuộc xâm chiếm Gạc Ma của Trung Quốc cách đây 28 năm, từ người già đến người trẻ – có lẽ ở Hà Nội? – tôi thử thống kê như sau:


64 tử sĩ vào ngày 14/3/1988 làm bia đỡ đạn ở bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa

Tổng số người được phỏng vấn là 15 người. Trong đó có 10 người trẻ và 5 người già. Hỏi ý kiến 3 người, một người già và 2 người trẻ. Tôi xin chia làm 2 phần: phỏng vấn và ý kiến. Và làm một thống kê mô tả, dù thống kê không có ý nghĩa về xác xuất.

- Quảng Cáo -

Clip phỏng vấn của VnExpress về cuộc xâm chiếm Gạc Ma của Trung Quốc 

  1. Phỏng vấn:

1.1. Tổng số người được phỏng vấn là 15 người. Trong đó có 10 người trẻ và 5 người già.

1.2. Người trẻ: Có 6 trường trẻ được phỏng vấn bảo không biết gì cả, chiếm 60% người trẻ hoàn toàn không biết, được gọi là không biết tuyệt đối. Có 4 người trẻ có nghe nói, nhưng cũng không biết nó được xem là không biết tương đối. Hay nói cách khác là 100% người trẻ được phỏng vấn không biết về việc Trung Quốc chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma, 1 trong 7 đảo và bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa của chúng ta bị chiếm nắm 1988, trong đó, Gạc Ma bị chiếm ngày 14/3/1988 với 64 tử sĩ phải hy sinh dưới họng súng quân thù bành trướng Bắc Kinh.

1.3. Người già: Tất cả 5 người già, mà có lẽ, họ ở lứa tuổi U30 đến U50 vào năm 1988 khi đảo Gạc Ma bị xâm chiếm, thì cả 5 đều không biết. Tức 100% tuyệt đối không biết tháng 4 năm 1988 Trung Quốc đã xâm chiếm 7 đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của ta, trong đó có bãi đá Gạc Ma.

  1. Hỏi ý kiến:

2.1. Tổng số hỏi gồm 3 người, 2 trẻ và một già.

2.2. Cả 3 người đều cho ý kiến là do nhà nước bưng bít thông tin, sách giáo khoa không được viết và dạy trong lịch sử của nhà trường phổ thông cũng như đại học. Gần đây có thông tin báo chí một vài bài.

2.3. Như vậy từ 28 năm qua, nền giáo dục Việt Nam – đặc biệt môn lịch sử – tuyệt đối 100% không được viết sử trung thực để dạy lịch sử cho thế hệ mai sau về sự xâm lăng của Trung Quốc ở biển Đông. Đó là chưa kể không có viết lịch sử cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào năm 1979 ở biên giới phía Bắc.

Theo thiếu tướng Lê Mã Lương thì tất cả 64 tử sĩ ở bãi đá ngầm Gạc Ma là do bị lãnh đạo cao cấp của chính quyền cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ ra lệnh không được bắn, chiến đấu mà chỉ được làm bia đỡ đạn, như clip sau đây:

Hải quân Việt Nam không được phép chiến đấu và nổ súng trong cuộc giữ bãi đá ngầm Gạc Ma vào ngày 14/3/1988 – theo thiếu tướng Lê Mã Lương

Qua đó, lâu nay chúng ta quen gọi là Hải chiến, thì không đúng. Không nên gọi là Hải chiến Gạc Ma, mà phải gọi là Bia thịt người ở Gạc Ma mới đúng cho cuộc xâm lược này của Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng báo Petro Times vẫn dựng được người có mặt hôm đó ở Gạc Ma để nói rằng: “Chúng tôi không phải bia đỡ đạn!”
Ngày 14/3/1988 của 28 năm trước tình hình kinh tế chính trị nước Việt cũng hèn yếu như bây giờ. Nhưng ngày đó chỉ mới đặt nền tảng cho mất nước qua Hội nghị Thành Đô 2 năm sau đó, mà không ai trong dân chúng biết cái Hội nghị này đảng cộng sản Việt Nam đã ký kết gì với Trung Quốc. Còn bây giờ thì hầu như gần 100% nước Việt là bản sao của Trung Quốc. Liệu tiến trình thực hiện chiến sách vết dầu loang của Trung Quốc đã hoàn thiện, và mất nước là hiện thực?

Nỗi đau của một dân tộc bị mất nước từ trong tư tưởng là do chính khách bóp méo lịch sử và đưa nó vào nền giáo dục ngu dân để trị. Một dân tộc tính với văn hóa bị trị như Việt Nam, thì việc sinh ra những lãnh đạo bị trị bởi ngoại bang rồi nghe theo ngoại bang, để trị lại dân mình là điều mà các nhược tiểu trên thế giới không hiếm – Trung Đông, Bắc Phi là những lãnh thổ có nhiều quốc gia có văn hóa bị trị như Việt Nam.

Sài Gòn, 15h00′ ngày thứ Bảy, 12/3/2016

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here