NHẬT BẢN (CTM Media) – Trả lời một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Naohero Masuda, Đại Diện Công Ty Điện Lực Tepco, là cơ quan điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, cho biết là “Việc tiếp cận khu vực bên trong nhà máy là điều vô cùng khó khăn, mà trở ngại nhất là bức xạ”.
Lý do là vì mức độ phóng xạ tại nhà máy Fukushima vẫn còn rất mạnh tới mức các robot, đã được Tepco chế ra với khả năng có thể bơi dưới nước và xoay trở khi gặp các trở ngại trong các đường hầm và đường ống để tìm khiếm các thanh nhiên liệu cần loại bỏ, cũng bị phá hủy vì các dây điện của chúng đã bị hỏng khi lại gần các lò phản ứng.
Một trong những mục tiêu của Tepco sau khi tai nạn xẩy ra là loại bỏ những thanh nhiên liệu qua sử dụng còn nằm trong nhà máy và đã loại bỏ được hàng trăm thanh. Tuy nhiên, những thanh còn lại đã bị tan chảy qua các mạch ngăn trong lò phản ứng và hiện không biết chính xác chúng nằm ở đâu nên phải đưa các robot vào tìm kiếm nhưng không thành công.
Ngoài ra, giới chức Nhật Bản hiện vẫn còn chưa biết phải giải quyết ra sao vấn đề nước nhiễm xạ được tích trữ trong các thùng chứa với số lượng ngày càng lớn trong khu vực.
Tai nạn Fukushima đã khiến hơn 19 ngàn người thiệt mạng và hơn 160 ngàn người mất nhà mất cửa và bị nhiễm phóng xạ.
Nhìn về hậu quả khủng khiếp và kéo dài mà một quốc gia tân tiến như Nhật Bản chưa giải quyết nổi, người ta không khỏi lo lắng khi nhà nước CSVN tiếp tục đầu tư vào điện hạt nhân.
Mới đây, nhân dịp đánh dấu tròn 5 năm thảm họa Fukushima, nhà khoa học gốc Việt Nam sống tại Pháp là Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên Giám Đốc Kinh Tế và Chiến Lược của Cơ Quan Năng Lượng Quốc Gia Pháp (EDF) đã có những lời sau đây với nhà cầm quyền CSVN: “”Vì sự sống còn của đất nước (Việt Nam) mến yêu, một lần nữa, tôi thiết tha, trân trọng yêu cầu chính phủ Việt Nam thay đổi chiến lược năng lượng, hủy bỏ gấp chương trình điện hạt nhân.”
Leave a Comment