Quảng Cáo

Đưa chiến tranh biên giới phía Bắc vào sách giáo khoa

Gần 60 vạn quân Trung Cộng đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới VN vào ngày 17.2.1979 - nguồn Wikipedia

Quảng Cáo

Hà Nội (CTM Media) – Ngày 27 tháng Hai 2016 có tin từ Bộ GD&ĐT cho biết ý định sẽ đưa cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa sắp được in.

Cho đến nay đã có một số vận động để thực hiện điều đáng lẽ phải được làm từ rất lâu. Trong sách giáo khoa môn sử lớp 12 xuất bản gần đây đã có được 11 dòng về cuộc chiến biên giới phía Bắc vào ngày 17.2.1979 – quá sơ sài cho một biến cố lớn lao đối với một quốc gia.

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc đã lên tiếng yêu cầu Bộ GD&ĐT xúc tiến nhanh chóng việc ghi lại rõ ràng, đầy đủ những trận chiến năm 1979 ở 6 tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc để học sinh hiểu rõ sự thật.

Ông cũng đòi phải nói rõ việc TQ xuyên tạc ý nghĩa cuộc chiến đẫm máu này bấy lâu nay.

“Chúng ta cũng phải đánh giá được vị trí, tầm vóc, ý nghĩa của cuộc chiến thắng này. Trình bày phải đầy đủ, toàn diện, khách quan” – lời GS Ngọc

GS Nguyễn Quang Ngọc – hình Xuân Trung

GS Ngọc cũng đã than phiền tình trạng cắt xén “nguy hiểm, làm mơ hồ hóa lịch sử” do chính sách soạn sách giáo khoa môn sử cho đến nay. Ông bày tỏ hy vọng là tình trạng này sẽ sớm chấm dứt.

TS Nguyễn Văn Khoan, một cựu chiến binh từ thời chống Pháp, thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng lên tiếng yêu cầu phải có một chương tỉ mỉ trong sách sử về cuộc chiến biên giới phía Bắc.

TS. Khoan còn nên ra đề nghị thẳng thắn: “Quan trọng là chương đó cần vạch rõ âm mưu thôn tính Việt Nam của lãnh đạo chính phủ Trung Quốc. Cũng phải mạnh dạn nói về những sự thật về ngoại giao chính trị lúc bấy giờ”.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội, che dấu lịch sử là việc không còn hợp thời và khả thi. Sách giáo khoa buộc phải thỏa mãn những đòi hỏi của người dân về những sự thật bị che giấu quá lâu. Tuy nhiên trên đây mớ chỉ là ý định chứ chưa phải đã được thực hiện chính thức.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux