Quảng Cáo

Kinh tế Việt Nam bị tổn hại do kinh tế quốc doanh

Báo cáo "VN 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ"

Quảng Cáo


HÀ NỘI (CTM Media) – Theo một báo cáo do Chính phủ Việt Nam và nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện cho biết nền kinh tế VN bị giảm hiệu quả và đình trệ trong cải thiện năng suất là do nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế.

Báo cáo có tên gọi là “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”, và được công bố ngày 23 tháng Hai tại Hà Nội bởi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Young Kim.

Theo báo cáo đưa ra, Nhà nước tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế trực tiếp qua các Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN), cụ thể là các tập đoàn kinh tế nhà nước; và gián tiếp qua mối quan hệ rất chặt chẽ giữa Nhà nước và nhóm đặc lợi của khu vực tư nhân.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam, các DNNN hiện diện ở hầu hết các ngành và lĩnh vực, kể cả các ngành như may mặc, dịch vụ điện thoại di động và ngân hàng – là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp, công ty tư nhân có thể làm tốt hơn DNNN.

Báo cáo nhấn mạnh rằng, sự thiếu vắng tầng lớp thương nhân thực sự độc lập với Nhà nước hoặc độc lập với các cơ quan nhà nước là loại phí tổn thứ hai mà sự tham gia quá nhiều của Nhà nước vào hoạt động kinh tế đưa lại.

Các đặc quyền tiếp cận nguồn lực tài chính, đất đai, các hợp đồng mua sắm của chính quyền, trợ cấp của nhà nước, và những ưu đãi về thuế hiện đang được dành riêng cho các DNNN làm suy giảm khả năng tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Các quan chức lợi dụng thẩm quyền quản lý kinh tế, phân bổ tài sản của mình để trục lợi cho riêng mình và thân hữu của mình. Những lạm dụng kiểu đó sẽ làm xói mòn tính chính danh của các thiết chế Nhà nước.

Theo ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB, Việt Nam cần có một quy định chặt chẽ hơn về chức năng kinh tế của Nhà nước, giảm vai trò trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và quy định rõ ranh giới của khu vực công, khu vực tư, tuyển dụng và bổ nhiệm dựa trên năng lực.

Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh cho biết, lựa chọn duy nhất của Việt Nam là thực hiện cải cách dựa trên ba trụ cột: thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường, thúc đẩy công bằng và hoà nhập xã hội, tăng cường năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước.

Dư luận cho rằng, với chủ trương tiếp tục nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà đại hội đảng CSVN 12 đã xác quyết thì rồi đây tình trạng kinh tế vẫn y như cũ hoặc có thể còn xấu hơn.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux