Khi Hiến pháp bị vi phạm có hệ thống

Bùi Tín - Blog Bùi Tín, VOA

- Quảng Cáo -
VI phạm hiến pháp. Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Mới đây, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Hiến pháp là thể chế hóa Cương lĩnh của đảng, Hiến pháp bị đặt dưới Cương lĩnh của đảng, thì đó cũng là một lời tuyên bố vi hiến.

Một điều vi hiến nghiêm trọng khác là ngay trong các điều đầu tiên, Hiến pháp ghi rõ rằng bỏ phiếu ở nước ta là bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín. Vậy mà đảng CSVN qui định các ứng cử viên độc lập phải được cuộc họp ở phường xóm thông qua, rồi phải được Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức do đảng điều khiển, thông qua, vậy còn gì là tự do, còn gì là trực tiếp, còn gì là kín nữa? Đây là vi phạm trắng trợn quyền hiến định cả của người ứng cử lẫn người bầu cử. “Đảng chọn, dân bầu” là trò hề bầu cử vi hiến kéo dài lê thê. Trong Đại hội XII, trò hề “Bộ Chính trị chọn, Ban Chấp hành Trung ưng bầu’’ còn trắng trợn hơn.

Một điều vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống nữa là Hiến pháp quy định sau khi Hiến pháp được thông qua, Nhà nước phải sớm soạn thảo một loạt luật để hướng dẫn đưa Hiến pháp vào cuộc sống xã hội. Ở các nước dân chủ có quy định sau khi hiến pháp được ban bố và có hiệu lực, trong hai hoặc ba tháng, Nhà nước phải ban hành các đạo luật đầy đủ để thi hành mọi điều khoản của hiến pháp, được coi như là luật cơ bản, luật gốc của quốc gia. Hiến pháp 1992 quy định trong Điều 146:’’Hiến pháp là Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất‘’. Hiến pháp 2013 cũng ghi trong Điều 119:’’Hiến pháp là Luật cơ bản. Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp’’.

Như thế, đảng CSVN và quốc hội suốt 13 khóa liền đã vi phạm hiến pháp rất nghiêm trọng, trong mấy chục năm không hề ra luật hướng dẫn quyền lập hội và quyền biểu tình của nhân dân cũng như nhiều luật khác. Luật về biểu tình đã qua dự thảo 2 lần, định thông qua năm 2015, chậm trễ hơn 40 năm sau hòa bình thống nhất, lại do Bộ Công an dự thảo.

- Quảng Cáo -

Luật về lập hội cũng như luật về đảng CS được nêu lên nhiều lần nhưng vẫn bị trì hoãn hàng chục năm. Tại cuộc họp Ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/2 mới đây, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã phàn nàn rằng Luật biểu tình còn trì hoãn đến bao giờ nữa, chậm đến 23 năm rồi!

Luật về Trưng cầu ý dân đã được Quốc hội thông qua ngày 25 Tháng Mười Một, 2015 nhưng chưa hề được áp dụng, trong khi lẽ ra các vấn đề to lớn thuộc quốc kế dân sinh, cải cách kinh tế, lựa chọn đường lối đối ngoại đều cần đưa ra trưng cầu ý dân theo đúng tinh thần trọng dân, gần dân, vì dân, tăng gấp bội giá trị của các quyết sách, khi được đông đảo nhân dân tán đồng.

Đó là trưng cầu ý dân về sở hữu ruộng đất là thuộc về toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý’’, về “sở hữu quốc doanh có vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế’’, về “có nên Ba không: không có căn cứ nước ngoài, không để quân nước ngoài trên đất ta, không liên minh với nước ngoài”, hay “Việt Nam là nước độc lập, hoàn toàn có quyền tự do liên minh với ai mình muốn, như mọi nước có chủ quyền đầy đủ’’.

Các vấn đề sinh tử như có nên vẫn ghi “học thuyết Mác – Lênin’’, ghi “Chủ nghĩa xã hội’’ trong Hiến pháp hay không cũng cần đưa ra trưng cầu ý dân cho đàng hoàng, vì có thể nói toàn dân đang đòi như thế cho danh chính ngôn thuận. Đảng CSVN rất sợ điều này nên cố né tránh.

Các điều khoản luật đi ngược những cám kết với quốc tế.
Các điều khoản luật đi ngược những cám kết với quốc tế.

Một vấn đề rất quan trọng nữa là trong Hiến pháp 1992 Điều 50 ghi rõ: “Các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp’’. Trong Hiến pháp 2013 Điều 20 ghi rõ: ’’Công dân Việt Nam là bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình.”

Các điều mới này được ghi vào hiếp pháp là do áp lực trong nước và quốc tế, khi chính quyền CSVN bị thế giới đánh giá là vào loại kém nhất trong việc cư xử với công dân nước mình.

Hiện nay mỗi ngày trong hàng trăm trại giam, hàng ngàn trụ sở Công an đã có hàng trăm, hàng ngàn vụ vi phạm có hệ thống các điều vừa kể. Ba năm qua có hơn 200 công dân bị giết trong các đồn Công an. Lẽ ra Bộ trưởng Công an phải đưa các điều trên đây ra giáo dục cho hàng trăm Trại trưởng và hàng vạn quản giáo học thuộc lòng và thực hiện nghiêm chỉnh.

Món nợ nhân quyền thật là khổng lồ, các vụ vi phạm nột cách có hệ thống đã kéo dài hàng chục năm. Họ chà đạp hiến pháp, chà đạp quyền con người đến thế là cùng!

Trong khi có một số nam nữ công dân tự ứng cử vào Quốc hội năm nay, xin chúc các bạn thành công thuận lợi, hình thành một nhóm đại biểu tự do có thiện chí xây dựng và đổi mới sinh hoạt của quốc hội, trước hết là yêu cầu quốc hội phải soạn thảo và thông qua một loạt luật như luật về lập hội, về biểu tình, về tự do báo chí, xuất bản, và đề xuất việc tổ chức trưng cầu dân ý về một số vấn đề hệ trọng của đất nước, ngăn chặn mọi vi phạm hiến pháp, nhất là về quyền con người, góp phần làm cho sinh hoạt chính trị trong quốc hội và ngoài xã hội có sinh khí mới, xây dựng nền dân chủ tiền tiến, hiện đại, mang lại hòa bình, an ninh, phát triển và phồn vinh cho đất nước.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. 1) Người viết bài theo lối Tư bản chủ nghĩa nhiều quá. 2) Liên xô sụp đổ là do Đảng ko lãnh đạo đc Quân đội ( mâu thuẩn cá nhân nội bộ ). 3) Điều hành 1 quốc gia chứ không phải là 1 công ty, không thể muốn làm là làm ngay được,nhất là hiện nay nhà nước ta đang muốn thúc đẩy nền kinh tế nâng cao đời sống,cải thiện nền quốc phòng,rồi hệ lụy đằng sau cũng phải tính đến 1 khi đã sửa đổi bổ sung.Bài viết chỉ nhìn trên khia cạnh của 1 nhà phê bình văn học hơn là đứng trên cương vị của các lãnh đạo nhà nước

  2. Khi có hiến pháp mới, tôi đề nghị hiến pháp được công bố trên mạng, tôi cũng xin được góp quỹ để in cho mỗi người dân, không có điều kiện lên mạng, một quyển hiến pháp. Để người dân biết khi nào họ bị cáo buộc là phản động, khi nào họ chỉ đơn thuần thực thi quyền công dân. Còn mấy thằng đồng chí ỷ quyền hiếp dân, thì mấy ông nội của nó đem nó về dạy lại hết đi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here