Quảng Cáo

Cuộc chiến biên giới 1979 trong sách giáo khoa lịch sử

Cuốn sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 dưới chế độ hiện nay, viết cách nay 15 năm, phần nói về cuộc chiến tranh biên giới phìa Bắc năm 1979 chỉ võn vẹn ngắn gọn có 11 dòng

Quảng Cáo

SÀI GÒN (CTM Media) – Các nhà học giả, nghiên cứu trong nước đang mổ xẻ về giai đoạn lịch sử của trận chiến biên giới 1979 bảo vệ tổ quốc, tại sao không được nhiều người biết đến.  Tìm hiểu ra, ngay trong cuốn sách giáo khoa môn Lịch sử Việt Nam lớp 12 dưới chế độ hiện tại, viết cách nay 15 năm, phần nói về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 để bảo vệ lãnh thổ, chống Trung Quốc xâm lược, chỉ võn vẹn ngắn gọn có  11 dòng trong mục “Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc”, trong đó hết hơn 6 giòng dùng để mào đầu.

Cho đến nay trước ý đồ bưng bít của đảng cộng sản Việt Nam, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới này không được nhiều người biết đến. Thậm chí, người dân tưởng nhớ ngày 17-2, tổ chức tưởng niệm những con dân Việt đã hy sinh bảo vệ tổ quốc trong trận chiến này còn bị quấy phá, ngăn chận cho tới nay.

Giáo sư Nhà Giáo ND Vũ Dương Ninh, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, một trong những người chủ biên cuốn sách vào lúc đó, đã tiết lộ trên phóng sự truyền thông trong nước hôm nay rằng “những thông tin ít ỏi về trận chiến này là cố gắng rất lớn của các tác giả.” Ông cho biết khi viết về phần lịch sử này, lúc đó hầu hết những người biên soạn rất không thỏa mãn, vì nó không phản ảnh gì được bản chất và diễn biến của lịch sử. Nhưng trong khuôn khổ và hạn chế của lãnh đạo nên ban biên soạn chỉ đưa được như vậy thôi.

Những hạn chế đó vẫn còn kéo dài bưng bít cho đến ngày hôm nay trước những âm mưu xâm lược từ phương Bắc tiếp tục ngày càng gia tăng rõ nét. Điển hình là những vụ phá rối ngăn chận người dân tưởng niệm trận chiến biên giới phía Bắc ngày 17-2 vẫn còn xảy ra trên đất nước Việt Nam cách đây vài ngày.

Theo Giáo sư Ninh, sử học là một khoa học mang tính khách quan, muốn cho nó thấm nhuần vào tầng lớp học sinh nhân dân và có giá trị lâu dài thì cần phải bảo đảm tính khách quan đó. Phải nói lên rõ sự thực nó xuất phát từ đâu, ai là kẻ xâm lược, vì sao phải đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Như thế nó mới có giá trị vĩnh cửu.

Lịch sử cần phải được tôn trọng, công bằng để vinh danh những người làm nên nó. Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược, cũng có lên tiếng cho rằng nên có nổ lực “phát triển bài giảng dạy về giai đoạn lịch sử không được nằm trong giáo khoa, như thế thì nó cũng có ý nghĩa, cho đến lúc nào đó sau này tự bản thân lịch sử cho phép viết ra” những thiếu sót bưng bít đó.

Nay đã hơn 37 năm, các nhà học giả, nghiên cứu cho rằng sách giáo khoa môn lịch sử cần nhắc tới sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979 một cách chi tiết cụ thể để các thế hệ nối tiếp hiểu rõ, không quên lịch sử mà tôn trọng sự thật lịch sử dân tộc.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux