ĐÀ NẴNG- ‘’Chúng tôi mong được sự hỗ trợ hiệu quả chứ không bằng Nghị định.’’, là ý ký kiến của nhiều cán bộ Nghiệp đoàn nghề cá đã được nhiều tờ báo phát hành tại Việt Nam đăng tải vào ngày 11 Tháng Hai, 2016.
Theo ông Cao Văn Minh, Đại diện cho các ngư dân Đà Nẵng, thì các Bộ, các Ngành liên quan nên cố gắng ít nhất mỗi năm một lần gặp gỡ, đối thoại với ngư dân để lắng nghe nguyện vọng của họ.
Nói như thế có nghĩa là từ trước đến nay chẳng bao giờ các cơ quan hữu trách gặp gỡ, đối thoại với ngư dân mà chỉ điều hành qua Nghị định hay Thông tư.
Ông Minh đưa ra ví dụ: Đóng tàu thì cứ để ngư dân tự chọn mẫu, tự chọn máy theo ngành, nghề của họ. Ngư dân dự tính nguồn tiền mình cần, Nhà nước cho vay, hỗ trợ vốn, không cần qua Cty nào. Việc đóng tàu nên để ngư dân thiết kế, bởi thiết kế con tàu là phải theo đặc thù ngành, nghề của chủ con tàu đó. Còn nhà thiết kế nào đó mà không thường xuyên xuống biển thì đâu biết cái thiết kế đó đúng, sai, có phù hợp với đặc thù ngành, nghề của ngư dân đâu.
‘’Đối với ngư dân, trước khi vay vốn theo Nghị định 67 thì người ta phải tính vay vốn và trả lãi suất đúng kỳ hạn. Số vốn quá lớn thì ngư dân cũng không cầm được. Nhiều người làm đơn xin vay vốn nhưng đành phải rút lui vì máy tàu mới bây giờ cũng khoảng 3 tỉ đồng. Trong khi đóng một con tàu gỗ, mua một cái máy của Nhật đã qua sử dụng còn 80% thì giá thành chỉ có 2 tỉ đồng. Như vậy, thay vì vay 10 tỉ đồng, 8 tỉ đồng, họ chỉ cần vay 7 tỉ, 6 tỉ đồng mà vẫn có con tàu ra khơi đảm bảo chất lượng. Cũng cần nói thêm, không nhất nhất phải là tàu sắt. Ví dụ nghề lưới chụp, lưới cạn đường dài thì cần phải là tàu sắt, còn những ngành nghề khác thì tàu sắt lại khó sử dụng.’’, đó là ý kiến của một số ngư dân khác.
Theo các nhà hoạt độngg xã hội ở Việt Nam thì chẳng riêng gì Nghiệp đoàn nghề cá mà tất cả các ngành nghề khác cũng ở trong tình trạng như vậy. Chế độ CSVN hiện nay điều hành đất nước theo kiểu cách đó nên chẳng giúp ích gì cho ai cả nếu không muốn nói là gây trở ngại cuộc sống của người dân.
Leave a Comment