Chúng ta nghe đến cụm từ “nhà nước của dân, do dân và vì dân” rất nhiều, đặc biệt là người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu và hành động đúng về điều này.
Nhà nước “của dân” là nhà nước như thế nào?
Người thợ mộc muốn làm được cái bàn điều đầu tiên là cần có một mô hình trong đầu hay trên bản vẽ. Sau đó là cần đến các vật liệu và dùng cụ cần thiết để làm ra nó. Nhưng để cho cái bàn thực sự sở hữu của anh thợ mộc thì tất cả mọi thứ để làm nên cái bàn phải thuộc quyền sở hữu của anh ta. Anh ta phải bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu nếu anh ta không có. Và nếu là một cái bàn độc đáo thì ý tưởng đó phải là của anh ta…
Khi cái bàn là sở hữu của anh thợ mộc thì anh ta có quyền gì với nó không?
Khi chúng ta bảo cái bàn này là sở hữu của anh thợ mộc thì ta ngầm ý hiểu rằng anh thợ mộc có tất cả mọi quyền trên cái bàn đó. Từ việc dùng nó cho mục đích gì tới việc bán nó cho người khác, hay là có thể phá nó đi. Cái quyền được làm bất cứ điều gì ấy được mọi người công nhận là hợp lý và chính đáng.
Xét trên góc độ này chúng ta cũng phải hiểu rằng, khi bảo nhà nước là của dân thì có nghĩa là dân có tất cả mọi quyền trên nhà nước, từ việc chỉ trích các sai phạm của giới lãnh đạo tới việc yêu cầu họ từ chức. Từ việc đưa những người cầm quyền ra toà án vì tội lạm quyền như tham nhũng, nhận hối lộ, vi phạm luật pháp đến việc làm cách mạng lật đổ nhà nước để thiết lập một nhà nước mới mà không bị đàn áp, bị bỏ tù, bị khủng bổ. Xét trên những quyền căn bản này của người dân đối với một nhà nước của họ, thì rõ ràng nhà nước XHCN ở Việt Nam đã không tôn trọng mà còn vi phạm rất trắng trợn và tàn bạo những quyền tối thiếu này của nhân dân Việt Nam.
Nếu nhà nước XHCN ở Việt Nam không phải là nhà nước của dân, vậy thì nhà nước đó là nhà nước của ai?
Xét trên hai nguyên tắc bầu cử và xử phạt nhà nước thì nhà nước XHCNVN là nhà nước của các đảng viên cộng sản.
Chưa bao giờ đại hội đảng cộng sản lại được dư luận trong nước bàn tán sôi nổi như đại hội 12 vừa qua. Qua thông tin đa chiều chúng ta được chứng kiến cuộc tranh dành quyền lực quyết liệt giữa các phe phái trong nội bộ đảng. Vậy tại sao họ lại đấu đá, tranh giành quyền lực trong một đại hội đảng phái như vậy? Đơn giản là trong cái đại hội này, các vị trí lãnh đạo cao nhất của một quốc gia được hình thành như chức thủ tưởng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội.
Đại hội đảng tức là cuộc hội họp lớn nhất của các đảng viên cộng sản. Trong đất nước 90 triệu dân chỉ có hơn 3 triệu đảng viên thì việc thành lập chính phủ trong đại hội đảng là một hành vi phản dân chủ. Khi 90 triệu người dân chẳng có quyền bầu lên lãnh đạo cho riêng mình, mà chỉ có 1.500 đảng viên đại diện cho hơn 3 triệu đảng viên bầu cử, chọn lựa thì rõ ràng nhà nước XHCN là nhà nước của các đảng viên cộng sản chứ không hề là nhà nước của dân. Bên cạnh quyền bẩu cử lãnh đạo cho đất nước, chúng ta thấy quyền xử phạt các lãnh đạo cấp cao trong bộ máy chính quyền cũng thuộc luôn các thành viên của hội nhóm cộng sản.
Những sai phạm của Nguyễn Tấn Dũng trong hai nhiệm kỳ làm thủ tướng đáng lẽ ra đã phải nói lời tạm biệt từ lâu nếu ông tại vị ở một xã hội mà nhà nước thật sự là của dân, nhưng vì các quyền xử phạt lại không thuộc về nhân dân mà thuộc về uỷ viên trung ương đảng cộng sản, nên muốn cách chức Dũng đảng cộng sản đã thất bại. Chuyện loại Dũng ở đại hội 12 vừa rồi hay là ở những kỳ họp trung ương khoá trước không là vấn đề, vấn đề tôi muốn nói ở đây là người dân Việt Nam không hề có tiếng nói trong bộ máy công quyền mà họ hàng ngày đang phải đóng thuế để duy trì hoạt động.
Leave a Comment