Năm 2005 trước khi từ giã chiếc ghế thủ tướng chính phủ, ông Phan Văn Khải ký một nghị định về trật tự công cộng có tên là nghị định 38:
Khi ấy không mấy người dân để ý đến những điều khoản trong nghị định này. Ví dụ như điều 7 của nghị định nói:
Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức.
Tức là trừ những tổ chức của Đảng, nhà nước được phép tổ chức tụ tập động người không phải đăng ký xin phép ra, tất cả những tổ chức khác muốn tụ họp đông người tại nơi công cộng đều phải phải xin phép uỷ ban nơi diễn ra sự việc. Thế nào là tụ tập đông người, bao nhiêu người trở nên là đông?
Hãng tin BBC bình luận về nghị đinhh 38 này cho rằng 5 người trở nên là tụ tập đông người.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2006/06/060621_security_law.shtml
Trên thực tế, ở Việt Nam từ thành phố đến nông thông bất cứ lúc nào chúng ta cũng thấy những cuộc tụ tập đông người không xin phép mà chẳng có cơ quan nào đến xử lý vì vi phạm nghị định 38. Ví dụ như những cuộc nhậu nhẹt ngoài công viên, vườn hoa, ven hồ cho đến những đám đông thanh niên, sinh viên đứng trước cửa một điểm nào đó mà ngôi sao ca nhạc, điện ảnh người Hàn Quốc sẽ ghé qua. Họ có thể hò hét, căng khẩu hiệu, băng rôn trên hè đường, thậm chí là xuống cả lòng đường cũng không thấy bóng dáng cảnh sát đến dẹp theo nghị định 38 trên.
Nghị định 38 là nghị định mà sự vi phạm tràn lan, thường xuyên ở mọi nơi. Nếu để nghị định này được chấp hành triệt để, có lẽ cơ quan pháp luật không đủ người mà làm. Thế nhưng nghị định vẫn được ra đời. Bởi mục đích của nó không phải nhằm vào các đối tượng ăn nhậu, các người hâm mộ ngôi sao hay các trò vui chơi đông người tụ tập. Nghị định này là căn cứ để khi nào cần cơ quan công an giải tán, bắt giữ những người biểu tình phản đối chính sách, quyết định nào đó của nhà nước.
Nói dễ hiểu là nghị định này chỉ sử dụng đối với các hoạt động ảnh hưởng đến uy tín chế độ, còn nếu không ảnh hưởng, các hoạt động đó diễn ra công khai, thoải mái không hề bị cản trở.
Tháng 1 năm 2016 bộ trưởng công an Trần Đại Quang ký một thông tư cho phép cảnh sát giao thông có thể chặn bất kỳ phương tiên nào đang lưu thông trên đường để kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra có thể thu giữ phương tiện giao thông, phương tiện liên lạc, máy ghi âm, ghi hình của tất cả những người có mặt trên phương tiện giao thông.
Lần này người dân đã cảnh giác hơn, nhiều ý kiến phản đối gay gắt với thông tư cho phép cảnh sát giao thông tùy tiện xâm phạm tài sản cá nhân của người dân. Trước sự phản đối của người dân, bộ công an cho ông thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh phó cục trưởng cảnh sát giao thông ra biện luận bao che cho sai lầm của bộ trưởng công an Trần Đại Quang. Ông Dánh diễn giải qua công văn 525 rằng:
“Việc trưng dụng phương tiện phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008. Riêng lực lượng cảnh sát chỉ được phép trưng dụng khi có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.”
Người ta nhận xét rằng thông tư của ông Trần Đại Quang cũng tương tự như nghị định 38 của ông Phan Văn Khải, mục đích của những thông tư và nghị định này nhằm cản trở những hoạt động ảnh hưởng đến chế độ như biểu tình, mít tinh. Xem ra nhận xét ấy hoàn toàn chính xác, đây hẳn là trò đàn áp biểu tình của chế độ và nó ra đời chỉ nhằm mục đích ấy. Bởi sự thiếu thực tiễn nếu như thông tư được khách quan thi hành, làm sao mà trên mọi nẻo đường đất nước có hàng vạn cảnh sát giao thông. Chẳng nhẽ mỗi lần có việc một anh cảnh sát giao thông lại gọi điện xin công văn đồng ý của bộ trưởng gửi đến địa điểm đang diễn ra vụ việc để trưng dụng tài sản người dân!!!
Điều này các rõ hơn khi ông Dánh nói thêm:
”Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.”
Vậy là có thể nại lý do như trên, một viên cảnh sát giao thông bất kỳ nào vẫn có quyền trưng dụng tài sản, phương tiện giao thông, liên lạc và các phương tiện khác của người dân mà chẳng cần sự đồng ý của bộ trưởng công an như đã nói. Mà chỉ cần lý do nghi ngờ người điều khiển, người trên phương tiện đó có thể xâm phạm an ninh quốc gia.
Trước sức ép phẫn nộ của dư luận, bộ công an đã lộ rõ bộ mặt thật của họ ở thông tư này là chỉ nhằm mục đích trấn áp các hoạt động của công đoàn, các hội nhóm thuộc xã hội dân sự. Đây là bước ngăn chặn để hạn chế các hoạt động của tổ chức công đoàn độc lập, các hội nhóm xã hội dân sự phát triển tới đây khi hiệp định TPP được thực thi tại Việt Nam.
Trong tương lai hội nhập với thế giới đang đến, chế độ Cộng Sản Việt Nam chắc hẳn phải có nhiều nhượng bộ về nhân quyền. Nhưng với những thông tư, nghị định như thế này, sự nhượng bộ của chế độ CSVN trước những đòi hỏi của quốc tế về nhân quyền chỉ có trên mặt hình thức. Thực chất thì quyền tự do hội họp của các tổ chức như công đoàn, xã hội dân sự, tôn giáo sẽ bị bóp nghẹt bằng những thủ đoạn lắt nhắt nhưng rất hiệu quả như trên. Điểm hạn chế của những người đấu tranh nhân quyền, tự do tôn giáo, đấu tranh cho các hoạt động của xã hội dân sự hiện này ở Việt Nam là thiếu những người chuyên môn thu thập chứng cứ, trình bày hệ thống mạch lạc, diễn giải những thủ đoạn vi phạm nhân quyền của chế độ CSVN gửi đến các cơ quan nhân quyền quốc tế. Để giúp các cơ quan này hiểu rõ và có căn cứ khi làm việc với chế độ Việt Nam.
Như thế rất khó cho các tổ chức nhân quyền quốc tế khi ngồi đối chất với phái đoàn Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Hy vọng năm mới mọi việc sẽ được cải thiện chất lượng hơn.
Leave a Comment