Hải quân Mỹ đã cử một tàu khu trục trong sứ mệnh “tự do hàng hải” đi qua chuỗi đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, và chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ phản ứng cứng rắn đối với các sứ mệnh tương tự (của Hải quân Mỹ) trong tương lai.
Ngày 30 Tháng Giêng, tàu USS Curtis Wilbur đã đi vào phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, một đảo có diện tích ít hơn 1 dặm vuông , nơi mà Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố có chủ quyền.
Điều mỉa mai ở đây là nhà cầm quyền Trung Quốc gọi việc xảy ra này là hành động thiết lập và củng cố quyền bá chủ của Hoa Kỳ, trong khi thực tế nó là để chống lại quyền bá chủ đã và đang được Trung Quốc yêu sách trên toàn bộ khu vực.
Phản ứng của nhà cầm quyền Trung Quốc hoàn toàn giống như một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc: “chính tên trộm là người la lên ‘bắt trộm” (Vừa ăn cắp vừa la làng).
Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động của mình để khẳng định yêu sách đối với Biển Hoa Đông và Biển Đông vào Tháng Mười Một, 2013. Họ bắt đầu bằng tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, bao gồm trong đó quần đảo Senkaku vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản.
Các quốc gia khác từ chối công nhận ADIZ của Trung Quốc, và nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố gắng thiết lập một yêu cầu rằng các máy bay đi qua khu vực sẽ cần phải báo cáo đầu tiên cho chính quyền Trung Quốc.
Hoa Kỳ phản ứng ngay sau đó, và vào ngày 26 Tháng Mười Một, 2013, 2 máy bay ném bom B-52 của Hoa Kỳ đã bay qua khu vực được tất cả công nhận là không phận quốc tế ngoại trừ chế độ Trung Quốc.
Trung Quốc đã không chấm dứt hoạt động của mình ở đó. Họ đã bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động ở Biển Đông và xây dựng các đảo nhân tạo, mà họ sau đó tuyên bố là lãnh thổ Trung Quốc và bắt đầu các hoạt động trang bị vũ khí.
Bất chấp thực tế rằng một số các hòn đảo nhân tạo là cách gần 1.000 dặm về phía nam của điểm cực nam của Trung Quốc tại (đảo) Hải Nam, kể từ đó Trung Quốc đã ra sức từ chối các quốc gia khác quyền tiếp cận, đi qua vùng trời và vùng biển lân cận đảo.
Trong Tháng Năm, 2015, Hoa Kỳ phản ứng lại bằng cách cử một máy bay giám sát P8-A Poseidon bay trên các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Hãng truyền hình CNN đã công bố bản ghi âm của quân đội Trung Quốc, quấy rối máy bay Mỹ, nói những điều như là “Hãy rời khỏi ngay lập tức!” Và “Hãy đi đi!”.
Trong khi có rất nhiều yêu sách chồng lấn của các nước xung quanh đối với khu vực, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa ra yêu sách đối với toàn bộ khu vực, và đã thực hiện một cách tiếp cận theo kiểu gây hấn để thực hiện tuyên bố này.
Giá trị của Biển Đông cũng quả là không hề nhỏ. Ngoài giá trị chiến lược của nó có thể đẩy sự hiện diện của Mỹ ra khỏi khu vực, nó cũng là lối thoát chính cho eo biển Malacca, nơi mà gần 13,6 triệu thùng dầu được chuyền qua lại mỗi ngày.
Theo các báo cáo của tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật Bản, “Về cơ bản nếu Trung Quốc thành công trong yêu sách biến Biển Đông thành của họ, thì cả thể giới sẽ cảm nhận được hậu quả khôn lường. Gần một nửa của tổng toàn bộ lượng xuất khẩu dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng của thế giới đi qua Biển Đông”.
Các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, đã rất bất bình và giận giữ trước các thái độ trịch thượng và bá quyền của Bắc Kinh, và đã gây áp lực để Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động của mình để thách thức các yêu sách của Trung Quốc, trong khi cũng giữ các hoạt động tương tự.
Vào ngày 16 Tháng Giêng, Tổng Thống mới đắc cử Thái Anh Văn của Đài Loan cho biết bà sẽ tăng cường quan hệ với Nhật Bản, và kêu gọi tự do cho các hoạt động hàng hải trong vùng Biển Đông.
Trong Tháng Mướời, Hoa Kỳ tái khẳng định lập trường của mình không thừa nhận các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc là lãnh thổ của Trung Quốc, và cam kết sẽ tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải của họ trong khu vực.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phát triển theo cách riêng của mình để chống lại các hoạt động của Mỹ, đồng thời huy động các kênh tuyên truyền của mình để cố gắng đảo lộn tình thề với Mỹ.
Ví dụ như trong Tháng Mười, 2015, Hải quân Mỹ đã cử tàu khu trục USS Lassen của mình đi qua Biển Đông. Như một phần của phản ứng đáp lại, các kênh tuyên truyền của chế độ Trung Quốc đã gửi cho hơn 200 triệu người sử dụng tin nhắn WeChat trên điện thoại thông minh, với tin nhắn tuyên bố quân đội Hoa Kỳ đã “bất hợp pháp” tiến vào “Nam Hải của Trung Quốc”.
Hãng tin nhà nước của Trung Quốc và các kênh tuyên truyền chính thức khác sau đó đã lặp đi lặp lại một cách rộng rãi cùng một thông điệp.
Tuy nhiên, phản ứng hiện nay của Trung Quốc mang cùng cách tiếp cận chung. Để bảo vệ vùng đất chiếm đoạt, Bắc Kinh đang cố gắng tô vẽ các nước láng giềng hành xử phi lý, Hoa Kỳ như một kẻ xâm lược, và chính mình là nạn nhân.
Leave a Comment