HÀ NỘI – Mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là người có số phiếu đề cử nhiều nhất so với các ứng viên khác; nhưng dựa trên con số đề cử của 38/68 Đoàn đại biểu tham dự Đại hội XII, ông Dũng đã không thấy an toàn khi ra bỏ phiếu.
Vì thế, trước khi các đại biểu bỏ phiếu quyết định, Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn phát biểu cảm ơn các đại biểu tín nhiệm đề cử; nhưng yêu cầu cho rút tên và dồn phiếu cho đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là sự rút lui cuộc đua đơn thuần mà biểu hiện một thách đố mới đối với phe nhóm ông Trọng trong thời gian tới.
Đó là ông Trọng có giữ đúng lời hứa sẽ ra đi sau 1 năm ngồi ghế Tổng Bí Thư như là điều kiện để được Trung Ương Đảng Khóa XI chấp thuận cho ông Trọng là ứng viên duy nhất ghế Tổng Bí Thư trong Đại Hội XII.
Chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra trong 1 năm trước mặt, nhưng việc ông Dũng rút lui đã xác định ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chức Tổng Bí Thư ở tuổi 72 là một kỷ lục của đảng CSVN.
1.510 đại biểu bỏ phiếu chọn 180 Ủy viên Trung Ương Đảng chính thức và 20 ủy viên Trung Ương Đảng dự khuyết từ danh sách 260 ứng viên vào ngày 26 Tháng Giêng.
Sau đó Tân Trung Ương Đảng Khóa XII sẽ họp riêng vào ngày 27 Tháng Giêng để bầu Bộ Chính Trị, Tổng Bí Thư, Ban Bí Thư, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng và Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng.
Hiện nay, những nhân vật sau đây có nhiều triển vọng tham gia Bộ Chính Trị Khóa XII:
Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, Đỗ Bá Ty, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ.
Bốn chức danh chủ chốt cũng sẽ không đi ra ngoài danh sách giới thiệu của Trung Ương Đảng Khóa XI và đã được thông báo cho 1.510 đại biểu hôm 23 Tháng Giêng.
Tổng Bí Thư: Nguyễn Phú Trọng (1944 – 72 tuổi): Giáo sư, Tiến sĩ xây dựng đảng. Chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương. Ủy viên Trung Ương Đảng Khóa VIII, IX,X, XI. Ủy viên Bộ Chính Trị Khóa VIII, IX, X, XI. Chủ Tịch Quốc Hội từ Tháng 6/2006. Tổng Bí Thư Đảng Khóa XI.
Nguyễn Phú Trọng được xem là người thuộc khuynh hướng giáo điều, thân Trung Quốc và có những đàn em rất thân cận như Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Thế Kỷ, đứng ra công khai bảo vệ Nguyễn Phú Trọng, đối đầu với vây cánh Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi dùng diễn đàn Trung Ương Đảng kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng thất bại (2012), Nguyễn Phú Trọng đã liên minh cùng Trương Tấn Sang giương ngọn cờ chống tham nhũng để tiếp tục triệt hạ vây cánh Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Phú Trọng đứng phía sau những thư tố cáo, tấn công gia đình Nguyễn Tấn Dũng tham ô, liên hệ với tình báo CIA ngay trước khi Hội nghị 13 khai mạc. Mục tiêu của Trọng là buộc Trung Ương Đảng Khóa XI không bầu cho Dũng vào danh sách tái đề cử của Trung Ương Khóa XI.
Nguyễn Phú Trọng được Tô Huy Rứa đề cử làm ứng viên chức Tổng Bí Thư trong kỳ họp Bộ Chính Trị Tháng 11/2015 với phiếu bầu 13/16.
Chủ Tịch Nước: Trần Đại Quang (1956 – 60 tuổi): Giáo sư, Tiến sĩ. Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI. Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI. Bộ Trưởng Bộ Công An từ Tháng 1/2011.
Trần Đại Quang được coi là nhân vật trẻ trong Bộ Chính Tri, thân với em vợ Nguyễn Tấn Dũng là Tướng Trần Quốc Liêm, Phó Cục Trưởng Cục Bảo Vệ An Ninh Bộ Công An. Trần Đại Quang đã từng bị Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vinashin khai là đã cùng với Tướng Công an Phạm Quý Ngọ, bí mật thông báo cho Dũng chạy trốn khi có tin bị bắt sau khi vụ phá sản của Vinashin đổ bể vào năm 2011.
Nguyễn Tấn Dũng là người đề cử Trần Đại Quang làm ứng viên chức Chủ Tịch Nước trong kỳ họp Bộ Chính Trị vào tháng 11/2015 với số phiếu 12/16.
Thủ Tướng: Nguyễn Xuân Phúc (1954 – 62 tuổi): Đại học kinh tế Hà Nội. Ủy viên Trung Ương Đảng Khóa IX,X, XI. Ủy viên Bộ Chính Trị Khóa XI. Phó Thủ Tướng từ Tháng 8/2011.
Nguyễn Xuân Phúc, quê ở Quảng Nam bị Blog Chân Dung Quyền Lực tố cáo là đã mượn tay tình báo Trung Quốc sát hại Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng (đã chết) cùng quê với Nguyễn Xuân Phúc, khi ông Thanh được ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra Hà Nội giữ chức Trưởng Ban Nội Chính nhằm chuẩn bị ghế Thủ Tướng thay thế Nguyễn Tấn Dũng.
Blog Chân Dung Quyền Lực còn tố cáo rằng Nguyễn Xuân Phúc vào năm 2004 (lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) đã bao che cho ông Nguyễn Quốc Dũng móc nối cùng nhóm lợi ích được ông Nguyễn Xuân Phúc bảo kê tại VKSND Tối cáo để phê chuẩn khởi tố, bắt giam Trung tá Hoàng Minh Công (điều tra viên Phòng CSĐT Công an Đà Nẵng). Gán ghép tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 285 BLHS), Trung tá Công đã bị hành hạ, đối xử tồi tệ suốt thời gian chờ xét xử.
Nguyễn Xuân Phúc được Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu làm ứng viên chức Thủ tướng trong kỳ họp Bộ chính trị vào tháng 11/2015 với kết quả bỏ phiếu 11/16.
Chủ Tịch Quốc Hội: Nguyễn Thị Kim Ngân (1954 – 62 tuổi): Thạc sĩ Kinh tế ngành tài chánh. Thứ trưởng Bộ Tài Chánh. Bí Thư Tỉnh Hải Dương. Ủy viên Trung Ương Đảng Khóa IX,X, XI. Ủy viên Bộ Chính Trị Khóa XI bổ xung (5/2013). Phó Chủ Tich Quốc Hội từ Tháng 7/2011.
Nguyễn Thị Kim Ngân được đánh giá là thông minh và được phe của Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ nên vì thế mà trang nhà nguyentandung.org có nhiều bài viết ca ngợi về bà với biệt danh “nữ kiệt xứ dừa”. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, bà Kim Ngân chưa để lại thành tích nào đáng chú ý; ngoài sự lưu truyền về những cuộc tình qua đường với một số lãnh đạo cao cấp trong Bộ chính trị trước đây và hiện nay.
Nguyễn Thị Kim Ngân được Trương Tấn Sang giới thiệu làm ứng viên Chủ Tịch Quốc Hội trong kỳ họp Bộ Chính Trị Tháng 11/2015 với kết quả bỏ phiếu 14/16.
Leave a Comment