Quảng Cáo

Trung Quốc với một năm mới khủng hoảng

Quảng Cáo

Một năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra trình diện để làm sống dậy điều ông gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”. Nền kinh tế Trung Quốc có vẻ bền vững, sức mạnh quân sự được phát triển và ông tích cực củng cố quyền lực chính trị trong nước.

Vậy mà ông đã phải đối mặt với một năm mới tồi tệ. Nền kinh tế Trung Quốc đột nhiên chậm lại với mức tăng trưởng GDP thực tế năm ngoái hiện nay ước tính của giới phân tích Mỹ tại một số điểm thấp dưới tỷ giá chính thức là 6,5%. Các thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm 15% trong năm nay, và tiền tệ cũng bị trượt giá. Tiếp tục chuyển vốn (Ghi chú thêm của người dịch: Sự di chuyển của một khoản tiền lớn từ quốc gia này sang quốc gia khác để tránh biến động chính trị hoặc kinh tế), có lẽ theo tỷ lệ hàng năm 1 nghìn tỷ Đô-la ước tính cho nửa sau của năm ngoái.

Nhưng cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc có thể kiểm soát được so với những khó khăn chính trị trong nước. Nỗ lực chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã được tăng cường với một cuộc thanh trừng quy mô toàn diện. Chiến dịch này đã làm rung chuyển các dịch vụ tình báo Trung Quốc, cách chức một số nhà chỉ huy quân sự cấp cao và gây kinh hãi cho các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản trên khắp đất nước. Các quan chức Đảng bồn chồn lo sợ nằm yên, tránh né các quyết định có thể khiến họ gặp khó khăn; dẫn đến tình trạng tê liệt khiến cho các vấn đề khác càng tồi tệ hơn.

Kurt Campbell, chuyên gia châu Á hàng đầu của chính quyền Obama tính đến năm 2013 cho rằng: “Ông Tập Cận Bình ở một vị thế uy quyền chưa từng thấy. Nhưng chỉ vì ông đã triệt phá các tay sai của bộ máy lãnh đạo chung được xây dựng qua nhiều thập kỷ, cho nên ông phải gánh lấy cuộc khủng hoảng này”. Ông lo ngại rằng ông Tập Cận Bình sẽ “nản lòng gấp bội” trong việc thúc đẩy chủ nghĩa xã hội bành trướng ở châu Á, đó là một trong số ít những chủ đề có thể đoàn kết đất nước. Campbell còn nói rằng: “Đằng sau quy mô đó cho thấy sự suy yếu, mà hiện nay liệu rằng ông Tập Cận Bình có đủ khả năng”.

Người Trung Quốc đôi khi sử dụng dụ ngôn lịch sử để giải thích các vấn đề chính trị hiện hành trong nước. Buổi nói chuyện gần đây giữa một số thành viên thuộc tầng lớp thượng lưu của Trung Quốc đã có một so sánh giữa nhiệm kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình và của Hoàng đế Ung Chính [1], vị Hoàng đế cai trị Trung Quốc từ năm 1722 đến năm 1735. Vua Ung Chính đã tiến hành một chiến dịch hà khắc chống hối lộ, nhưng nhiều người Trung Quốc xem ông như một bạo chúa giành được quyền lực bất hợp pháp.

Một quan sát viên Trung Quốc cho biết trong một email rằng: “Rất nhiều sự kiện lịch sử của thời kỳ đó được lặp đi lặp lại ở Trung Quốc ngày nay, từ sức mạnh âm mưu tham nhũng, từ một nền kinh tế đang xấu đi cho đến lời đe dọa thù địch bên ngoài.”

Những rắc rối chính trị của ông Tập Cận Bình minh họa cho sự khó khăn khi phải cố gắng để cải cách hệ thống một Đảng từ bên trong. Cũng giống như Mikhail Gorbachev hy vọng trong những năm 1980 các cải cách có thể đem lại sức sống mới cho Đảng Cộng sản Liên Xô vốn đã bị suy tàn, ông Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống vào năm 2013 bằng cách tấn công các nhà đại tư bản của Đảng CS Trung Quốc, những kẻ đã nhanh chóng giàu có và sống thoải mái trên các chiến lợi phẩm từ sự bùng nổ kinh tế Trung Quốc. Nhiều người trong số các đối thủ của ông là nhân vật thân tín của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân [2], điều đó đồng nghĩa với việc ông Tập Cận Bình khiến cho các đối thủ mạnh mẽ hơn.

David Shambaugh, một học giả Trung Quốc tại Đại học George Washington, với tư cách là người ngoài cuộc ông lập luận rằng vào tháng Ba chiến dịch cải cách của ông Tập Cận Bình sẽ bị phản công lại. Ông viết trên tạp chí Wall Street: “Dù đang tồn tại nhưng hệ thống chính trị của Trung Quốc vẫn bị phá vỡ nghiêm trọng, và chẳng ai biết rằng nó lại tốt hơn so với chính Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giai đoạn cuối của chế độ Cộng sản Trung Quốc hiện nay đã bắt đầu.”

Lời cáo phó chính trị này có thể sớm được minh chứng. Nhưng các nhà phân tích Trung Quốc ngày càng phải thừa nhận rằng chiến dịch đàn áp của ông Tập Cận Bình đã thúc đẩy sự bất đồng trong nội bộ Đảng và xa hơn nữa, dẫn đến việc đẩy mạnh đàn áp. Ông là một người hùng quyết đoán, do đó, ông có thể sẽ ổn hơn Gorbachev, nhưng cơ cấu bên dưới ông lại rất mong manh yếu ớt.

Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây của Trung Quốc có thể là kết quả tất yếu của quá trình chuyển đổi mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực chỉ đạo. Ông muốn chuyển đổi Trung Quốc đi từ một nền kinh tế đang sôi sùng sục với đầy các khoản nợ, phụ thuộc vào kim ngạch xuất khẩu đang không ngừng tăng trưởng, hướng tới một mô hình tiêu dùng theo định hướng bền vững hơn. Bài toán nan giải của ông là hệ thống Trung Quốc đang cồng kềnh do các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả mà lại tồn đọng nợ và các khoản trợ cấp. Ông nhận thấy không thể nào tách chúng ra một cách lỏng lẻo được.

Một cựu quan chức Mỹ, người biết rõ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc cũng cho biết: “Thật không hề dễ dàng để khởi động lại 10 nghìn tỷ đô-la cho nền kinh tế”. “Ông Tập Cận Bình đang cố gắng tự làm tất cả” khi mà “mọi thứ đang đổi thay cùng một lúc.”

Cơn khủng hoảng tài chính tháng này cho thấy sự nguy hiểm với một quốc gia như Trung Quốc mà lại bị kẹt giữa một thị trường tự do và sự kiểm soát liên tục của chính phủ. Một bào thai yếu ớt “ngắt mạch” mà lại phản khán khi thị trường chứng khoán sụt giảm 7%, và chính phủ ra lệnh cho các nhà đầu tư lớn ngừng bán buôn, có thể tăng tốc bán tháo và chuyển nguồn vốn. Các dấu hiệu trái chiều về việc liệu các ngân hàng trung ương muốn có một đồng tiền mạnh hơn hoặc yếu hơn đã làm lung lay niềm tin của thị trường.

Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nhấn ga tăng tốc thị trường tự do cùng lúc đó ông lại vừa hãm phanh chính trị. Đối với một quốc gia như Trung Quốc mang cái thai nửa chừng với cải cách, sự xáo động trong tháng qua đã chỉ ra rằng những mâu thuẫn cơ bản có thể sẽ không bền vững./.

—————–

Ghi chú thêm của người dịch:

[1] Hoàng đế Ung Chính: Thanh Thế Tông (13/12/1678 – 08/10/1735) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1722 đến năm 1735. Ông dùng niên hiệu Ung Chính trong suốt thời gian 13 năm trị vì, nên các sử gia thường gọi ông là Ung Chính Đế.

Là một vị Hoàng đế siêng năng, cần kiệm và có tinh thần chống tham nhũng, mục tiêu của Ung Chính là tạo ra một triều đình hiệu quả với chi phí thấp nhất và ông đã tiếp tục được sự thịnh trị gần 150 năm còn lại của Đại Thanh. Cuối đời ông, quốc khố hãy còn dư nhiều. Giống như cha mình, Khang Hi hoàng đế, Ung Chính sử dụng các biện pháp quân sự mạnh mẽ để giữ gìn vị thế của vương triều Đại Thanh. Triều đại của ông được xem là chuyên chế, hiệu quả và mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc Ung Chính thống trị bằng bàn tay sắt khiến hình tượng trong dân gian của ông không được tốt, có những lời đồn gây ảnh hưởng tới uy tín của nhà vua và người kế vị ông như Hoàng đế Càn Long không phải là con ông mà là người Hán. Sự phản cảm của nhân dân đối với ông còn được thể hiện qua lời đồn rằng ông bị một thích khách đâm chết và bị cắt lấy thủ cấp.

Mặc dù triều đại của Ung Chính ngắn hơn nhiều so với cha mình (Khang Hi Đế trị vì 61 năm) và con trai (Càn Long Đế trị vì 60 năm), cái chết đột ngột của ông lại là do khối lượng công việc nặng nề của ông mang lại. Ung Chính đã tiếp nối một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho nhà Thanh, không có ông thì không có cái gọi là “Khang Càn thịnh thế”. Ung Chính đã ngăn chặn tệ nạn tham nhũng và cải cách việc quản lý tài chính của đất nước. Thời ông cũng bắt đầu thành lập Quân cơ xứ, một cơ quan có ảnh hưởng lớn đến Trung Hoa phong kiến trong tương lai. Năm 1735, Ung Chính hoàng đế băng hà, thọ 57 tuổi.

[2] Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân: sinh ngày 17-08-1926, là “hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 3” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 đến 2002, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1993 đến 2003, và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 1989 đến 2004.

Nguồn:

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux