Quảng Cáo

Cụ Rùa và cụ Tổng

Quảng Cáo

Nhân dân cả nước đang xôn xao lo lắng khi nghe tin “cụ Rùa” Hồ Gươm nổi lên và chết ở gần khu vực đường Lê Thái Tổ chiều tối 19-1. Rất đông người dân đã kéo đến để chứng kiến cụ rùa lần cuối. Đa số người dân xem đây là điều linh thiêng 1 ngày trước khi Đại hội Đảng khai mạc và được bàn luận như một làn sóng trên mạng xã hội.

Để ngăn chặt nỗi lo sợ đang bao trùm lên Đại hội, Ban Tuyên giáo trung ương cấm báo chí loan tin “cụ Rùa” từ trần. Tuy nhiên, trước sức mạnh của internet, việc che đậy thông tin đã thất bại. Động thái cấm lúc này không khác gì đổ thêm dầu vào lửa, khiến các đảng viên và nhân dân càng trở nên hoang mang.

Dân chúng vây quanh Hồ Gươm nhìn xác cụ Rùa. Hình: Internet

Liên tiếp những câu hỏi được đặt ra, việc “Cụ Rùa” ra đi trước ngày khai mạc Đại hội Đảng phải chăng là điềm gở? và nó báo hiệu điều gì cho vận mệnh đất nước ?. Mỗi lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên, cụ muốn “đòi lại” chúng ta một điều, nay Cụ ra đi mãi mãi có ý nghĩa gì?

Người ta đã tung ra các bài viết trấn an cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp, đổ lỗi cho môi trường Hồ Gươm ô nhiễm là nguyên nhân khiến “Cụ” chết. Ô hay, nước Hồ Gươm có phải bây giờ mới ô nhiễm đâu ?

Dẫu biết rằng “Cụ Rùa” ra đi là vì không thể tránh qui luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử, nhưng tại sao “cụ” lại ra đi lúc này? đừng nghĩ rằng việc “Cụ Rùa” ra đi chỉ đơn thuần là ra đi. Nên nhớ, không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta đã đặt Rùa là loài vật linh thiêng nằm trong hệ thống tứ linh (long, lân, quy, phụng). Loài rùa biểu tượng cho sự hài hòa, trường cửu, bụng rùa vuông phẳng tượng trưng cho đất, mai rùa tròn cong tượng trưng cho bầu trời. Cụ rùa và Hồ Gươm tụ hội của hồn thiêng sông núi lắng nghe nỗi than thở của nhân dân, vận mệnh của đất nước. Và chẳng phải ngẫu nhiên mà người dân lại có thói quen nhân cách hóa gọi Rùa Hồ Gươm bằng “cụ”.

Các đại biểu tham dự Đại hội 12

Hãy quan sát những diễn biến nhân sự trước Đại hội sẽ thấy đây không thể là điều trùng hợp ngẫu nhiên. Thậm chí có thể là tin rất xấu khi đại hội đảng kết thúc. Nhiều đảng viên và người dân thực sự đang rất lo lắng, không biết vận mệnh dân tộc sẽ đi về đâu?

Hình ảnh “cụ Rùa” già nua làm liên tưởng đến “cụ Tổng” (Nguyễn Phú Trọng) ngồi họp trong Hội nghị Trung ương với cái cổ rụt, cũng già nua nhưng ở hai thái cực. “Cụ Rùa” là hồn thiêng sông núi, gắn liền với lịch sử hào hùng nay vĩnh biệt nhân dân ra đi. Còn “cụ Tổng” lại tham quyền cố vị, năng lực yếu, cả nhiệm kỳ ông chỉ có lý luận suông mà không đưa ra được một quyết định nào quan trọng.

Đặc biệt, “sụ Tổng” rất sợ Trung Quốc, không có bất kỳ tiếng nói nào thể hiện quan điểm của Đảng, của nhân dân đối với việc Trung Quốc đe doạ chủ quyền biển Đông. Thậm chí có đại biểu thẳng thắn phê bình “cụ Tổng” sức khoẻ đã kém, đi đứng phải có cảnh vệ hỗ trợ, tham quyền cố vị, tại sao Bộ Chính trị lại đưa vào diện đặc biệt để tái cử trong khi có nhiều người có sức khỏe, năng lực hơn hẳn thì lại không tái cử? Có lẽ “cụ Tổng” chỉ làm được một việc là hạ bệ ông Nguyễn Tấn Dũng, một người dám làm, có tư tưởng đổi mới để đưa một kẻ cơ hội như Nguyễn Xuân Phúc lên thay. “Cụ Rùa” nhìn vận nước như thế đành bỏ ra đi?

Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng

Đặc biệt nhân dân cả nước và tất nhiên cả “cụ Rùa” cũng cảm nhận được “cụ Tổng” đang cố tìm cách tiếp tục làm Tổng Bí thư khi mà giặc đã mang giàn khoan đến cắm trước cửa Vịnh Bắc bộ và khống chế Trường Sa bằng những hòn đảo nhân tạo khổng lồ. Còn nhớ, “cụ Tổng” (với vai trò là người đứng đầu, lãnh đạo nhà nước, nhân dân và toàn xã hội) đã thể hiện sự yếu hèn, không dám đưa ra bất kỳ hành động, thái độ nào để nhân dân tin tưởng, yên tâm đoàn kết khi Giàn khoan HY981 cắm vào thềm lục địa VN hồi năm 2014.

“Cụ Rùa” ra đi là trùng hợp ngẫu nhiên ư? trên đời này không có gì là ngẫu nhiên cả! Luật nhân quả luôn hiện hữu! Chỉ có điều người ta có đủ trình độ và kiến thức để tìm ra nguyên nhân không mà thôi.

Vì sao ông cha ta thời xưa không viết ra truyền thuyết “thần Kim Quy” hay “truyền thuyết Hồ Gươm” bằng những con vật thiêng khác mà cứ phải gắn với con rùa? Vì sự xuất hiện của rùa đều có tính “điềm báo”, và cho đến hôm nay cũng vậy.

Xác rùa nổi một phần trên mặt Hồ Gươm

Từ ngàn xưa, từ Đông sang Tây, trải qua hàng ngàn năm quan sát trong cuộc sống, người xưa đã đúc kết thành những kinh nghiệm về những dấu hiệu hay những điềm báo. Các nhà nghiên cứu phương Tây đã ghi chép rất quy củ các điềm báo. Như loài mèo có các giác quan có thể cảm nhận được những tín hiệu báo trước động đất. Hay vùng nước bỗng nhiên tụ tập đông cá mập sẽ là điềm báo cho một cơn bão mạnh sắp được hình thành.

Khi có tiếng cú kêu gần nhà người bị bệnh nặng thì cái chết đã gần kề. Những người đi biển nếu thấy chim Mòng biển bay đậu trên đầu họ là điềm xui sẽ đến. Theo phong thủy phương Đông, mèo hoang xuất hiện trên mái nhà, gia đình sẽ có người gặp phải tai nạn hoặc tử vong. Tự nhiên tất cả cá nuôi trong nhà đều bị chết thì nó báo hiệu cho sự phá sản hoặc bệnh tật.

“Cụ rùa” như 1 linh vật linh thiêng, là minh chứng sống cho những trang sử hào hùng của dân tộc ta từ ngàn năm qua. Nay “Cụ” mất đi trong tình hình đất ngước ngổn ngang, bộn bề khó khăn. Điềm xấu rất có thể là vận mệnh đất nước sẽ được đặt vào tay 1 vị lãnh đạo không có năng lực, tham quyền cố vị, thậm chí chấp nhận hy sinh chủ quyền để củng cố vị trí cùng với những kẻ gian thần cơ hội?

Khi đọc lại Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, thì ngay đoạn mở đầu ông cũng đã khẳng định thủ đô của một quốc gia là phạm trù lịch sử. Mà “cụ Rùa” gắn với Thủ đô trong quá trình khẳng định chủ quyền dân tộc. Rùa Hồ Gương là vật trấn thiên nên sự ra đi này của cụ, chúng ta phải chú ý cả đến những ẩn ý của hồn thiêng sông núi gửi đến thế hệ chúng ta.

Đằng sau chuyện rùa Hồ Gươm dâng kiếm cho Lê Lợi đánh tan giặc Minh xâm lược, còn là những ẩn ý khác, khi rùa ngoi lên nhắc chuyện trả gươm, thì phải biết gươm ấy chỉ nên dùng để đánh giặc ngoại xâm, chứ không nên dùng để thanh trừng nhau. Đinh Liệt, một vị công thần nhà Lê từng viết ra cũng nói rõ cái ý ấy:

Trong thuở hàn vi bừng sáng nghĩa
Hoà bình hạnh phúc dễ mờ nhân?
Cầm cân mà để cân sai lệch
Nát đạo cha con tối nghĩa thần.

Nhiều người dân đã rất buồn vì hình ảnh “cụ rùa” Hồ Gươm từ lâu nay đã in vào tiềm thức, trí tuệ bao thế hệ của người dân Thủ đô, “cụ rùa” gắn liền với truyền thuyết lịch sử không thể nào quên.

Cụ Rùa trong những ngày còn khoẻ đã nổi lên mặt Hồ Gươm cho công chúng thưởng ngoạn.

Trùng hợp ư? Không! Đã có nhiều nhà nghiên cứu Hà Nội điểm lại những lần nổi của “cụ rùa”, không ít người giật mình vì nó đều gắn với một sự kiện quan trọng nào đó của đất nước.

  • Ngày 26/12/1991, PGS.TS Hà Đình Đức đang nói chuyện trên Truyền hình Hà Nội về bảo vệ rùa Hồ Gươm thì đúng 10h sáng hôm đó, “cụ rùa” nổi lên và cảnh quay “cụ” nổi được phát sóng một cách sống động.
  • Ngày 10/3/1992, Sở Giao thông Hà Nội đang họp bàn phê duyệt Phương án nạo vét Hồ Hoàn Kiếm. Thì sáng hôm đó, “cụ rùa” nổi lên, các đại biểu đã được xem những bức ảnh mới nhất ngay trước giờ khai mạc hội nghị.
  • Đúng ngày 19/11/2003, Hội thảo quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội diễn ra, “cụ rùa” nổi lên nằm trên gò Tháp Rùa, đầu “cụ” ngẩng cao hướng về phía đặt tượng vua Lê.
  • Sáng ngày 26/8/1999, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Văn hóa Thông tin đang bàn giao mặt bằng Khu di tích tưởng niệm vua Lê, “cụ rùa” nổi lên.
  • Một sự kiện gây xúc động cả nước, vào 0 giờ 0 phút ngày 1/1/2000, khi hàng vạn người dân tụ tập quanh Hồ Gươm đón chào Thiên niên kỷ mới, đúng lúc pháo hoa bắt đầu bắn thì “cụ rùa” nổi lên mặt nước. Không ít người đã rơi nước mắt.
  • Đúng 9h00 sáng 27/9/2000, UBND TP. Hà Nội đang tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm vua Lê bên Hồ Gươm, thì “cụ rùa” lại nổi lên nằm gối đầu bên chân đảo Ngọc trước sự chứng kiến của nhiều quan chức.
  • Năm 2002, khi Hội nghị Trung ương lần thứ năm khoá IX diễn ra, họp từ 18/2 đến ngày 2/3, “cụ rùa” nổi lên trước sự kiện đặc biệt này.
  • Ngày 26/2/2002, PGS. Hà Đình Đức đang đi thuyền ra gò Tháp Rùa làm lễ xin phép để về Lam Kinh (Thanh Hóa) tìm hậu duệ của “cụ rùa”, bỗng thấy “cụ” nổi lên rồi bơi lại mũi thuyền. Mọi người đều chắp tay lạy.
  • Ngày 25/11/2002, trong khi các đại biểu bắt đầu chất vấn các bộ trưởng tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá XI và Tạp chí Thế Giới Mới có bài viết: “Đã tìm được “lý lịch” rùa Hồ Gươm”, thì người dân lại thấy “cụ” nổi lên gần cây phượng vĩ góc đường Lê Thái Tổ – Hàng Khay.
  • Đúng vào ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18/4/2006) và ngày bế mạc Đại hội (26/4/2006), “cụ rùa” đều nổi lên.
  • Tháng 11/2006, Hà Nội tổ chức hội nghị APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, “cụ rùa” liên tiếp nổi, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân thủ đô và du khách quốc tế. Đúng dịp kỷ niệm 1 năm Việt Nam gia nhập WTO, người dân lại thấy “cụ rùa” nổi lên dưới chân Tháp Rùa.
  • Ngày 10/10/2009, đang kỷ niệm 55 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 999 năm Thăng Long – Hà Nội, người dân lại trông thấy “cụ rùa” nổi lên bơi lội tung tăng dưới chân cầu Thê Húc.
  • Sáng 1/10/2010, đúng ngày khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, cụ Rùa đã nổi lên chào đón trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân.
  • Còn nhớ tháng 3/2011, đúng lúc người dân đang xôn xao lo lắng sức khỏe “cụ Rùa” linh thiêng thì cũng là lúc tất cả ngậm ngùi chia tay Henrique Calisto. Người đã giúp tuyển Việt Nam lần đầu tiên nâng cao chiếc cúp vô địch Đông Nam Á.
  • Ngày 13/10/2013, “cụ rùa” đã nổi đúng ngày đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quê hương Quảng Bình.
  • Lần nổi lên gần đây nhất của “cụ rùa” là trưa ngày 21/12/2015 sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 13 mà mạng xã hội đưa tin đầy căng thẳng về nhân sự.

Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu từng nói rằng: “Mỗi lần có nguyên thủ các nước đến, “cụ” đều xuất hiện; có nước là bạn của ta, có nước không phải là bạn của ta, “cụ” nổi lên là muốn nhắn nhủ chúng ta một điều gì đó”.

Lần này “Cụ Rùa” không chỉ nổi lên mà “Cụ” đã chết, chắc chắn là điểm báo cho vận mệnh của nước ta sắp rơi vào thời kì đen tối.

Từ trái: Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng trong ngày trù bị. Đây là hình ảnh xuất hiện sau cùng của hai ông NPTrọng và NTDũng trước khi kết thúc Đại hội 12

Người ta đổ cho ô nhiễm. Một cái hồ thiêng liêng, gắn với biết bao tình cảm của người Việt, mà còn để cho ô nhiễm đến mức “cụ Rùa” không thể thở nổi, thì những thứ cha chung không ai khóc kia, người ta không thẳng tay tàn phá mới là lạ. Đó chẳng phải là “điềm báo” rằng thời thế mà rùa thần có tuổi thọ lâu dài như thế còn bức bối không chịu nổi, thì người dân biết phải sống ra sao với đủ thứ “ô nhiễm chính trị” khác?

“Cụ rùa” mất rồi. “Cụ” là hiện thân của Nghĩa quân Lam Sơn, của dân tộc Việt Nam anh hùng đánh đuổi không khoang nhượng với giặc Minh Trung Quốc. “Cụ” ra đi, hồn thiêng sông núi bắt đầu trỗi dậy!

Hỡi những đảng viên chân chính hãy thức tỉnh! Các đại biểu dự đại hội lần này hãy lắng nghe hồn thiêng sông núi qua cái chết của “cụ rùa”, hãy sáng suốt trong việc sử dụng lá phiếu của mình, dù lá phiếu ấy nhẹ tựa lông hồng nhưng lại nặng ngàn cân. Nó quyết định vận mệnh cả dân tộc, chứa cả mồ hôi nước mắt và máu của muôn dân. Đừng để lá phiếu của mình bị chi phối bởi cường quyền và sự áp đặt.

Chân lý sẽ thuộc về nhân dân mãi mãi. “Cụ rùa” hãy phù hộ cho minh quân giữ vững bờ cõi, đất nước được bình an, phát triển.

Ngày 20/1/2016
Nguyễn Hòa An (Nhà nghiên cứu Hà Nội)

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux