Đánh dấu 42 năm trận hải chiến Hoàng Sa, cần truy nguyên trách nhiệm của đảng cộng sản Việt Nam

Nguyễn Ngọc Đức - facebook Nguyễn Ngọc Đức

- Quảng Cáo -

Tháng 1 năm 1974, 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh vì nước trong cuộc hải chiến để bảo vệ Hoàng Sa, trong đó có hạm trưởng Ngụy Văn Thà, đã tuẩn tiết theo chiến hạm Nhật Tảo HQ-10. Ở vào giờ phút mà cả dân tộc Việt Nam phải nghiêng mình tưởng niệm 74 anh hùng dân tộc đã vị quốc vong thân, chúng ta cần nhìn lại sự kiện này, để truy nguyên trách nhiệm của đảng cộng sản Việt Nam.

conghamKhi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa đầu năm 1974, người đứng đầu chính quyền Miền Bắc là ông Phạm Văn Đồng. Tên tuổi ông Đồng dính liền với Hoàng Sa – Trường Sa, qua bản công hàm ký năm 1958 mà cho đến nay, vẫn tiếp tục ảnh hưởng lên cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa nước ta và Trung Quốc. Dư luận gọi đây là “công hàm bán nước”.

Vì ông Phạm Văn Đồng ghi nhận và ủng hộ tuyên bố của Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều hải đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, và lãnh hải của Trung Quốc có bề rộng là 12 hải lý chung quanh các hải đảo này. Năm 1977, Phạm Văn Đồng giải thích là ông đưa công hàm này ra vì nhu cầu chiến tranh. Nhưng năm 1958, chiến tranh chưa xảy ra giữa hai miền nam bắc.

Dù giải thích thế nào, công hàm của Phạm Văn Đồng, cũng là của đảng cộng sản Việt Nam, đã đặt Việt Nam vào thế yếu trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Thế yếu này còn thấy rõ khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra. Trong khi cả miền Nam ầm ầm phẫn nộ, mạnh mẽ phản đối hành động xâm lược của Trung Cộng, toàn bộ miền Bắc im lặng hoàn toàn. Không một bản tin, không một phản ứng nào về sự kiện Hoàng Sa. Lúc đó, cuộc đàm phán về chiến tranh Việt Nam đang diễn ra tại Pháp. Phía Việt Nam Cộng Hòa có đề nghị miền Bắc lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa. Đề nghị này đã bị đảng cộng sản Việt Nam bác bỏ.

- Quảng Cáo -

Trên mặt chính thức, đảng cộng sản Việt Nam giữ lập trường im lặng, không loan tải, không bình luận hay phản ứng gì về vụ Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa. Nhưng trong nội bộ, lập trường của đảng cộng sản Việt Nam lúc đó là ngầm ủng hộ Trung Quốc đánh Hoàng Sa. Có hai lý do để Hà Nôi ủng hộ Bắc Kinh. Một là lợi dụng khó khăn của chính quyền miền Nam để mở rộng cuộc chiến tranh xâm lăng. Hai là tin tưởng với “tình đồng chí vĩ đại” giữa Trung Quốc – Việt Nam, khi chiến tranh chấm dứt, Trung Quốc sẽ trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam !

Hai lập trường trên đã được nhiều nhân chứng xác nhận trong những năm qua, trong đó có cựu đại tá Bùi Tín, nhà báo Huy Đức, giáo sư Hà Văn Thịnh,…

Ông Lê Đức Thọ, lúc đó là thành viên Bộ Chính Trị của đảng cộng sản Việt Nam, đã trấn an cán bộ, đảng viên : “Hãy yên tâm ! Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền”.

Ông Hoàng Tùng, Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, sinh hoạt với sinh viên Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội giải thích rằng “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình”.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông Lê Duẩn, trong chuyến đi Trung Quốc tháng 9/1975, có xin Bắc Kinh hoàn trả Hoàng Sa cho Việt Nam. Phía Trung Quốc đã cứng rắn bác bỏ yêu cầu này. Từ đó, quan hệ của Trung Quốc và Việt Nam xấu đi. Nhưng chính sự im lặng đồng tình và phản ứng nhu nhược của đảng cộng sản Việt Nam đã khuyến khích Trung Quốc leo thang trên biển Đông, từng bước chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa và nhiều đảo của Trường Sa.

tuongniemtusihoangsa-201642 năm sau cuộc hải chiến Hoàng Sa, thái độ của đảng cộng sản Việt Nam không thay đổi. Tập đoàn này vẫn luôn luôn có những tính toán, như họ đã tính toán năm 1974, với mục tiêu không bao giờ thay đổi, đó là “bảo vệ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản bằng mọi giá”.

Với mục tiêu này, đảng cộng sản sẵn sàng hy sinh những quyền lợi khác, kể cả quyền lợi của đất nước. Từ đó, mới có những tuyên bố như của ông Phùng Quang Thanh : “Mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất”. Nói cách khác : “Thà mất biển đảo, còn hơn mất đảng !”.

Hôm nay, nhân dịp tưởng niệm 74 vị anh hùng dân tộc đã hy sinh tại Hoàng Sa, chúng ta cần khẳng định đảng cộng sản Việt Nam đã im lặng và đồng lõa với Trung Quốc vào năm 1974. Chúng ta cũng khẳng định là tập đoàn này đã để mất nhiều phần đất ở phía bắc và hàng nghìn cây số vuông lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ. Có thể nói chế độ cộng sản Việt Nam là một tai họa lớn nhất của dân tộc Việt Nam từ khi lập quốc đến nay. Chỉ có xóa bỏ chế độ này, chúng ta mới thoát khỏi nguy cơ vong quốc, đưa đất nước nhập dòng tiến bộ của nhân loại.

18 Tháng Giêng 2016,

Nguyễn Ngọc Đức

Nguồn tham khảo :

http://www.voatiengviet.com/content/bon-muoi-nam-tran-hoang-sa-oanh-liet/1826023.html

http://www.voatiengviet.com/content/bon-muoi-nam-tran-chien-hoang-sa-nhin-lai/1827371.html https://vi.wikipedia.org/wiki/Công…

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-…

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. muốn xoá chế độ cộng sản thì fai có người đứng lên cải cách, dẫn đến chiến tranh, thế thì nhân dân lại cực khổ, có thể so sánh Bắc Hàn và Nam Hàn, miền nào có csong tốt hơn. Nhân dân đồng lòng thì dù khó khăn tí cũng chịu dc, đằng này tui thấy csong xa hội vnam ngày càng loạn…dần loạn gần bằng TQ, chúng ta fai hỏi tại sao thế…Chế độ nào thì cũng có thời thôi, lúc mới thì vững mạnh, chắc chắn, thế mới giữ dc đất nước…đến 1 lúc nào đó chế độ suy tàn rồi thì sẽ ko còn vững chắc như trước kia….rồi cũng sẽ có 1 chế đọ khác lên nắm quyền thôi. Cho nên tui thấy là…mọi việc cứ thuận theo tự nhiên. Tuổi già sức yếu rồi thì nên nhường cho tuổi trẻ tài cao thôi. Chúng ta cũng hãy sẵn sàng nếu như 1 chế độ khác lên ngôi…

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here