Trung Quốc : 2015 năm đen tối của tôn giáo

- Quảng Cáo -

 

Năm 2015 là một trong những năm xấu nhất của Trung Quốc về các vụ bách hại tôn giáo.

UCANEWS – Trong vòng hai năm nay, rất nhiều thánh giá của hơn 1500 nhà thờ đã bị triệt hạ ở Chiết Giang. Theo các nhà quan sát của hãng tin công giáo Ucanews, từ chế độ Mao Trạch Đông đến nay, các quan hệ giữa các nhóm tôn giáo và Đảng cộng sản chưa bao giờ căng thẳng như bây giờ.

- Quảng Cáo -

Trong các tu viện ở Tây Tạng, các tu sĩ nam nữ than phiền càng ngày Đảng cộng sản càng can thiệp vào đời sống nội bộ của họ. Ở bang Tân Cương, nhà cầm quyền cấm người dân mặc sắc phục mang dấu hiệu tôn giáo bên ngoài.

Rất nhiều người cho rằng, từ vài năm nay, chính các cố gắng của chính quyền muốn loại các dấu hiệu tôn giáo nổi trội bên ngoài đã tạo phản ứng ngược lại, ngoài mong muốn của họ, đó là làm cho tín hữu có quyết tâm hơn và làm cho kitô giáo được người dân tìm hiểu hơn.

Giáo hội Á Châu (EdA), cơ quan thông tin của Hội Thừa Sai Paris cho thấy, dù sao, với kết quả cuối tháng 12 vừa qua cho thấy có sự phát triển rất mạnh của Giáo hội tin lành ở Trung Quốc. Khi phong trào hạ thánh giá lên cao vào giữa năm 2015, trong một hành vi hiếm thấy, các giám mục đã công khai lên tiếng chống nhà cầm quyền.

Ngoài việc phong trào hạ thánh giá đánh dấu một sự co cụm lại, từ mấy tuần nay, các tín hữu kitô ngày càng phải đối diện với tình trạng nhà cầm quyền can thiệp vào nhà thờ của họ. Ở các quận khác của bang Chiết Giang, nhà cầm quyền còn đặt các áp phích tuyên truyền ngay bên trong nhà thờ. Các hành động này ở trong chiến dịch tuyên truyền mới có tên là “Năm bước gia nhập và biến đổi”, mục đích là “hán hóa” nhà thờ để loại bớt ảnh hưởng của nước ngoài. Quyết tâm “hán hóa” các tôn giáo đã được Tập Cận Bình tuyên bố trong bài diễn văn chính thức đọc vào tháng Năm 2015.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here