Nổi bật nhất là sự tương tranh bất phân thắng bại giữa phe nhóm trong Đảng để quyết định ai trong tứ trụ, nhất là chức vụ tổng bí thư.
Hội nghị TU13 đã thông qua các văn kiện đại hội, các văn kiện này vẫn theo đường mòn cũ, không có gì gọi là đột phá, vẫn là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, chỉ nhấn mạnh “chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, vẫn “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tức đảng vẫn đứng trên luật pháp và sử dụng luật pháp như một công cụ, vẫn báo động “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’ trong nội bộ”.
Cuộc đấu đá phản ảnh nhiều khía cạnh của đất nước, từ tranh chấp quyền lực nội bộ cho đến vấn đề ý thức hệ, từ ngoại giao quốc phòng nên nghiêng về phương Tây hay nghiêng về Trung Quốc cho đến có nên cởi mở chính trị hay không, từ ưu tiên bảo vệ đảng hay ưu tiên bảo vệ đất nước cho đến duy trì nguyên trạng hay tốc độ thay đổi ra sao. Sự chiến thắng của một bên sẽ định hướng Việt Nam trước ngã ba đường.
Từ Nam Cali (Hoa Kỳ), Tiến sĩ Lê Minh Nguyên khẳng định để đi vào đại lộ của dân tộc thì trước tiên vẫn là làm sao thoát khỏi gông cùm của đảng cộng sản Việt Nam.
Leave a Comment