Trong không khí toàn thế giới đón chào ngày nhân quyền Quốc tế, tại Việt Nam đã có nhiều hoạt động kỷ niệm nhân quyền diễn ra trên khắp mọi miền đất nước. Tất nhiên, những sự kiện này không được diễn ra một cách đúng tính chất là nhân quyền, mà đã bị Hà Nội chà đạp một cách thẳng tay như việc đánh đập luật sư phổ biến quyền con người cho mọi người. Các nhân vật đấu tranh cho nhân quyền và có tính chất ảnh hưởng đã bị cản trở không cho đến dự các cuộc hội thảo về nhân quyền.
Còn tự do báo chí và ngôn luận tại Việt Nam thì thế nào? Ngày 09/12 vừa qua, Mạng lưới Blogger tại Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt chào mừng ngày quốc tế nhân quyền tại Sài Gòn. Đông đảo những cây viết có tiếng là những Blogger và những facebooker đã hội tụ để chia sẻ về tình hình tự do báo chí và ngôn luận tại Việt Nam trong những năm gần đây, hiện tại và tương lai sắp tới có những ngăn trở, khó khăn và có những điểm thuận lợi, tích cực như thế nào?
Được biết, trong buổi gặp mặt này có nhiều đại diện của các hội, nhóm Xã hội Dân sự tham dự nhằm nâng cao sự gắn kết các tổ chức Xã Hội Dân sự tại VN.
Để có được tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam thì điều cần thiết nhất chính là những cây viết độc lập, có cái nhìn sắc bén và dám dấn thân phản ánh xã hội một cách khách quan và đúng sự thật. Vậy với những người trong cuộc thì họ cảm nhận như thế nào về Mạng lưới Blogger tại Việt Nam?
Ông Peter Lâm Bùi, một Facebooker có tiếng cũng là thành viên của Con Đường Việt Nam, chia sẻ cho chúng tôi về cảm nhận của ông đối với việc có một Mạng lưới Blogger tại Việt Nam, ông nói: “Trong bối cảnh xã hội tại Việt Nam ngày nay, có một mạng lưới Blogger là rất cần thiết, vì xã hội Việt Nam đang còn bị Hà Nội ngăn cấm tự do báo chí, ngôn luận một cách mạnh mẽ. Tại Việt Nam chưa có báo chí tự do, chưa có các tờ báo ngoài nhà nước, chưa có các tờ báo, tòa soạn độc lộc, tất cả đều bị sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền Hà Nội. Nên những tiếng nói của các Blogger tự do là tiếng nói phản biện về xã hội một cách khách quan và hiệu quả để phản ánh hiện thực của xã hội. Và tôi thấy việc liên kết các Blogger tại Việt Nam thành một khối là điều đáng mừng”.
Vị tất, tại Việt Nam, tự do báo chí vẫn còn là vấn đề nhiêu khê cho những người cầm bút. Xuyên suốt quá trình thời gian, mọi phương tiện về truyền thông đại chúng bị Hà Nội hạn chế hoặc ngăn cách, không cho tự do tìm hiểu thông tin, ngăn chặn tường lửa đối với các trang mạng xã hội hoặc có chiều hướng không theo đảng. Blogger Hành Nhân, sống tại Sài Gòn, cho chúng tôi hay: “Tôi tham gia Blog từ năm 2006, từ Yahoo360 đến WordPress… nhưng từ khi bị dẹp thì tôi chuyển qua sử dụng Facebook’’.
Theo ông, thì chính các thông tin đa chiều giúp ông có được cách nhìn tốt hơn về xã hội, và cũng nhìn thấy được rất nhiều khó khăn đối với những cây bút. Ông nói: “Từ khi tôi sử dụng mạng xã hội thì biết nhiều thông tin về tình hình đất nước như biển đảo, nhân quyền từ Câu lạc bộ nhà báo từ do. Từ những dấn thân của anh chị đi trước, tôi thấy mình có nhiệm vụ cần phải chia sẻ thông tin và viết về những bất công của xã hội, để phản biện các tuyên truyền của nhà nước nói một chiều, hoặc không dám đề cập tới, vì những vấn đề nhậy cảm nên họ không dám lên tiếng, vì tất cả họ đều bị kiểm duyệt bởi một tổng biên tập duy nhất đó là đảng cộng sản. Vì thế nên các thông tin trái chiều, khác biệt một chút với đảng là bị ngăn cản, bị cấm. Vậy thì chính mạng lưới Blogger phải là nơi lên tiếng cho xã hội này, và cũng cũng là tiếng nói của người dân, đó chính là truyền thông của người dân. Vì nên tự do ngôn luận và báo chí thực sự chúng tôi mong ước có sự cởi mở của nhà cầm quyền và tôn trọng các quyền này, nhưng mà rất khó khăn bởi từ chính quyền ngăn chặn các Blogger, các trang blog cá nhân, và diễn đàn tự do, thậm chí kết án bỏ tù những cây bút trái chiều, phản biện bằng những điều luật mơ hồ như là điều 88, 79, hay 258. Chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thể hiện chính kiến của mình. Tuy vậy, nhưng chúng tôi vẫn ao ước và mong muốn ngày càng có thêm nhiều tiếng nói phản biện”.
Tâm tư, nguyện vọng của người dân liệu nhà cầm quyền Hà Nội có chịu lắng tai nghe, báo chí và ngôn luận tại Việt Nam đến khi nào sẽ được cởi trói, hay thói o bế, ngăn cấm trở thành một ván bài cố hữu để nhà cầm quyền Hà Nội bưng bít thông tin và từ đó tự mình truyên truyền theo ý riêng nhằm mục đích làm cho xã hội trở nên mù mờ để dễ bề cai trị?
Leave a Comment