Sau gần hai năm đình hoãn, cuối cùng Quốc hội CSVN đã chịu thông qua Luật trưng cầu dân ý vào ngày 25/11/2015 với khoảng 86% số đại biểu có mặt tán thành.
HÀ NỘI – Theo quy định của luật này, những vấn đề được Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân gồm: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, hoặc vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.
Tuy nhiên, như thế nào là “vấn đề đặc biệt quan trọng” lại vẫn chưa được chi tiết hóa trong luật. Điều này cho thấy, Luật trưng cầu dân ý chỉ được thông qua cho có. “Vấn đề đặc biệt quan trọng” vẫn quá mù mờ và dường như bị cố ý “cho qua”. Tình trạng này rất có thể dẫn đến việc hiện diện một nghị định triển khai Luật trưng cầu dân ý không muốn chi tiết hóa những “vấn đề đặc biệt quan trọng” là gì. Và do đó, việc cho ra đời Luật trưng cầu dân ý chỉ là một cách để đối phó với sức ép dư luận, mà hoàn toàn chưa xem trọng ý kiến người dân.
Tình trạng trên vẫn cho thấy ý chỉ “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” vẫn ngự trị. .
Cần nói thêm, ngoài Luật trưng cầu dân ý, Quốc hội CSVN hiện vẫn đang lúng túng đối phó với hai bộ luật khác được giới dân chủ nhân quyền trong nước và quốc tế lên tiếng thúc ép, đó là Dự luật Tín ngưỡng tôn giáo và Dự luật Lập hội. Cả hai dự luật này đều liên đới mật thiết với tiến trình vào TPP của Việt Nam.
Leave a Comment