Thỏa thuận Việt – Nhật: Cam Ranh tiếp vận tàu chiến Nhật

Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Gen Nakatani vào hôm thứ sáu 6/11/2015 tại Hà Nội.
- Quảng Cáo -

Nhật Bản được sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm hoặc sửa chữa. Ngoài ra hải quân Nhật và Việt Nam sẽ có những cuộc diễn tập chung trên biển.

HÀ NỘI – Hôm thứ sáu 6/11/2015 tại Hà Nội, cuộc gặp gỡ giữa 2 Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Nhật Bản Gen Nakatani đã đạt được thỏa thuận trên. Tàu chiến Nhật sắp tới ra vào quân cảng Cam Ranh, khá gần với vùng biển tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa có thể làm Trung Quốc khó chịu.

Quân cảng Cam Ranh
Quân cảng Cam Ranh

Mặc dầu chủ trương rộng mở cảng Cam Ranh cho tàu của mọi quốc gia có nhu cầu tiếp vận sửa chữa, nhưng những thỏa thuận trên được xem là một bước phát triển có ý nghĩa trong quan hệ Việt – Nhật. Vào tối cùng ngày, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có nhận định như sau:

“Trong bối cảnh hiện nay có những tình huống xảy ra trên Biển Đông mà có thể nói một số quyền và lợi ích của Việt nam cũng như các nước khác trong khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những hành động bất chấp luật pháp bất chấp các thỏa thuận, điều đó có thể dẫn tới xung đột. Việc tập trận nâng cao hơn nữa khả năng phòng vệ bảo vệ cho Việt Nam cũng như các nước khác có liên quan là điều rất cần thiết và chắc chắn nó sẽ có tác dụng rất mạnh mẽ cho khả năng phòng vệ, bảo vệ, tự vệ cho Việt Nam.”

Sau sự kiện Hoa Kỳ đưa tàu chiến máy bay áp sát một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, Nhật Bản tuy hoan nghênh việc thực thi quyền tự do hàng hải, hàng không nhưng muốn không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông bằng cách thực hiện tuần tra như Hoa Kỳ. Tuy nhiên Nhật sẽ thắt chặt quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt nam và Philippines, là các nước chống lại tham vọng của Bắc Kinh trên vùng biển này.

- Quảng Cáo -

Việc mở cửa Cam Ranh cho tàu chiến Nhật vào tiếp vận và đồng ý diễn tập hải quân chung trên biển là một bước đi có tính toán để tìm đối trọng quân bình với áp lực nặng nề từ Trung Quốc của Việt nam. Thỏa thuận này đã đạt tới ngay trong lúc Tập Cận Bình có mặt ở Hà Nội.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here