Sáng 26/10, Hội thảo giữa kỳ Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 (SESDP II) do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì đã đưa nội dung tăng cường hỗ trợ cho thanh thiếu niên khuyết tật vào kế hoạch của Dự án.
Vào tháng 9/2015 Viện Thống kê UNESCO, nêu rõ một trong những rào cản xã hội đối với giáo dục là phân biệt đối xử với học sinh nữ và trẻ khuyết tật. Báo cáo của UNESCO cũng chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ khuyết tật không đến trường ở bậc Tiểu học và THCS là khoảng 90% (UNICEF Và UIS 2014).
Theo báo cáo toàn cầu về trẻ em thế giới năm 2013 của UNICEF cho thấy trẻ em khuyết tật đang phải chịu nhiều thiệt thòi. Trẻ khuyết tật có nguy cơ cao phải đối mặt với nghèo đói, thất học, bị bạo hành, ít có cơ hội được tiếp cận với những điều kiện tối thiểu như nước sạch, vệ sinh môi trường.
Đặc biệt, Việt Nam là một trong quốc gia đáng thiếu trầm trọng các nghiên cứu và số liệu về trẻ em khuyết tật. Nghiên cứu về mức độ sẵn sàng cho giáo dục của trẻ em khuyết tật tại 8/63 tỉnh thành hoàn thành năm 2015 đã cho thấy hầu như không có mấy thông tin về trẻ em khuyết tật.
Ước tính khoảng 7,8% dân số Việt Nam có một hoặc nhiều khuyết tật (thị giác, thính giác, vận động hoặc nhận thức).
Điều này cho thấy cơ hội giáo dục cho người khuyết tật vẫn rất hạn chế. Hơn nữa, đa số cha mẹ của trẻ khuyết tật đều không nhận thức được đầy đủ về quyền trẻ em, bao gồm cả trẻ khuyết tật, rằng các em có quyền được học tập cũng như việc học tập, đến trường của trẻ khuyết tật.
Leave a Comment