Trung Quốc không muốn xuất khẩu đất hiếm sang Âu Mỹ và Nhật

- Quảng Cáo -

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thủy tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar…Trung quốc là nơi có nhiều mỏ đất hiếm nên đã xuất khẩu mặt hàng này sang các nước Âu Mỹ và Nhật nơi có nền công nghệ tiên tiến. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì năm 2009, Trung quốc xuất khẩu 22.856 tấn đất hiếm, chiếm 82% tổng số thị trường thế giới. Vì thấy mình độc quyền ở thị trường này nên vào tháng 9 năm 2010 nhân vụ xung đột với Nhật về quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), Trung quốc tuyên bố chế tài Nhật Bản mà trước tiên cắt giảm phân nửa số lượng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật và tăng giá 25% giá bán cộng thêm với lời cảnh cáo là sẽ còn giảm số lượng xuất khẩu cũng như tăng giá bán thêm nữa nếu như Tokyo vẫn không chịu ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết tranh chấp với Trung quốc về chủ quyền đảo Điếu Ngư. Hoa Kỳ và một số quốc gia ở Âu châu có ma sát kinh tế với Trung quốc cũng bị Bắc Kinh chế tài như thế nhưng nhẹ hơn Nhật.

Vào thời điểm này báo đài cũng như các trang mạng ở Hoa lục tràn ngập những tin tức, bình luận cho rằng không có đất hiếm thì chỉ trong vài ba năm nữa là ngành công nghệ Nhật sẽ sụp, thay vào đó là hàng hóa công nghệ cao mang nhãn hiệu Made in China sẽ tràn ngập thị trường thế giới. Có rất nhiều ý kiến còn cho rằng tại sao không ngưng luôn mà vẫn xuất khẩu đất hiếm sang Nhật làm gì nữa, cho nó chết luôn.

Quả thật không có đất hiếm, ngành công nghệ cao của Nhật bị điêu đứng và biết chắc rằng Trung quốc sẽ giảm số lượng xuất khẩu mặt hàng này thêm nữa bất chấp các khế ước đã ký theo luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên chính phủ Nhật một mặt nạp đơn kiện Trung quốc với WTO, mặt khác phải chạy đôn, chạy đáo đi tìm mua đất hiếm ở các nước khác như Ấn Độ, Úc…, ngoài ra còn lên tiếng và hỗ trợ cho các xí nghiệp Nhật ra sức tìm kiếm đất hiếm dưới đáy biển, tái biến đất hiếm, nghiên cứu, phát minh kỹ thuật mới không lệ thuộc vào đất hiếm. Tuy không nhiều, nhưng Ấn và Úc đã đồng ý bán cho Nhật một số lượng đất hiếm. Nhật đã tìm kiếm được đất hiếm dưới đáy biển với kỹ thuật hiện đại vấn đề khai thác chỉ là thời gian, ngoài ra vào tháng 12 năm 2012 hãng Hitachi của Nhật đã phát minh ra một kỹ thuất mới để chế các động cơ (motor) trong lãnh vực công nghệ cao mà không cần sử dụng đất hiếm, sáng chế này sẽ trở thành phẩm vào năm 2014 hay giữa năm 2015 và sẽ tung ra thị trường ngay.

Theo các chuyên gia công nghệ cao của Nhật thì không phải một sớm một chiều mà tìm kiếm được đất hiếm ở đáy biển hay nghiên cứu thành công việc chế tạo được các mặt hàng công nghệ cao mà không dựa vào đất hiếm. Những chuyện này đã được các phòng nghiên cứu, các xí nghiệp lớn của Nhật tiến hành từ năm 2005, nhưng bỏ dở vì lúc đó đất hiếm không là vấn đề gì cả, nay bị Trung quốc làm khó nên chỉ cần thêm vài năm nỗ lực nghiên cứu tiếp là có kết quả. Lẽ đương nhiên là hãng Hitachi giữ bí mật về sự sáng chế này, nhưng khi mà Hitachi đã thành công thì các xí nghiệp lớn khác thế nào cũng tìm ra được nguyên tắc chế tạo sản phẩm công nghiệp cao mà không cần dùng đất hiếm, vấn đề chỉ còn là thời gian mà thôi.

- Quảng Cáo -

Mặc dù quyết định giảm số lượng xuất cảng đất hiếm sang các quốc gia Âu-Mỹ và Nhật nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn ra lịnh cho các hãng Trung quốc tiếp tục khai thác đất hiếm càng nhiều càng tốt kể cả việc chạy sang Việt Nam mua thêm đất hiếm này, nay tồn kho quá nhiều mà không bán được cho dù Trung quốc đã và đang cho lái buôn đi đêm giao thiệp, nhưng các xí nghiệp Nhật không còn tin và nhất là sợ vi phạm vào luật pháp. Nếu ngành công nghiệp của Trung quốc có đủ sức sản xuất ra các mặt hàng công nghệ cao như Nhật thì sẽ giải quyết được số đất hiếm đang tồn kho quá nhiều, nhưng sức của Trung quốc có giới hạn nên số tồn kho vẫn là tồn kho khiến cho các hãng Trung quốc khai thác đất hiếm bị lỗ nặng.

Ngày 07-9/2015, ông Trần Chiêm Hằng, Phó Chủ tịch Hiệp hội các hãng Trung quốc khai thác đất hiếm nói với phóng viên tờ báo Kinh tế thế kỷ 21 của Trung quốc rằng từ năm 2011 trở đi lợi tức của tất cả 18 hãng khai thác đất hiếm bắt đầu giảm đến năm 2014 thì bắt đầu lỗ, năm 2015 chắc chắn sẽ lỗ nặng, nếu đà này tiếp tục thì chỉ còn nước phá sản. Nhà nước treo giây thòng lọng để trừng trừng phạt Nhật bằng cách này hiệu quả ra sao chẳng biết, nhưng chúng tôi là kẻ chết trưóc.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here