Quảng Cáo

70 năm Cách Mạng Tháng 8/1945, sự phản bội của đảng CSVN (phần 1)

Quảng Cáo

 

 Cách đây 70, những người cộng sản Việt Nam đã tổ chức cướp chính quyền mở đầu bằng cái họ gọi là “Cuộc cách mạng tháng Tám”. Và ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà họ tự hào khoe là nhà nước công nông đâu tiên ở Đông Nam Á

70 năm nhìn lại, có nhiều cách đánh giá khác nhau về Cách mạng tháng Tám năm 1945 và ngày Quốc khách 2/9. Bên cạnh sự khoe khoang của những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam mà cho là những thành tựu to lớn không thể phủ nhận được. Trong dư luận lại có sự đánh giá khác. Từ sau Cách mạng tháng Tám những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản bội lợi ích của dân tộc để phục vụ cho lợi ích của chủ nghĩa cộng sản, của Đệ tam quốc tế, cam tâm làm chư hầu cho Nga Xô và Trung Cộng, đưa đất nước Việt Nam vào một thảm kịch mới. Thay vì đưa đất nước đi vào con đường thịnh vượng sánh vai cùng năm châu, những người cộng sản đã cai trị đất nước bằng bạo lực của nền chuyên chính vô sản, hơn 30 năm trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ngày 2/9/1945 đã trở thành ngày quốc hận.

Từ thành phố Huế, linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang về sự phản bội của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Nội dung như sau – Mời qúi vị cùng nghe

*********

 Trần Quang Thành (TQT): Cuộc cách mạng tháng 8 do những người Cộng sản tiến hành đã được 70 năm. Sau 70 năm nhìn lại, có nhiều cách đánh giá về cuộc Cách mạng tháng 8 này. Những người CS cho đây là một cuộc cách mạng long trời lở đất và họ tự hào đã làm nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngược lại cũng có nhiều người nói rằng: từ CM tháng 8, VN đã bước vào một thảm họa mới, thảm họa do chủ nghĩa CS và những người CS đã gieo rắc trên đất nước VN. Linh mục đánh giá sao về cuộc CM tháng 8 sau 70 năm nhìn lại?

Phan Văn Lợi (PVL): Kính thưa Quý vị, đây là thời điểm để chúng ta nhìn lại một biến cố quan trọng của lịch sử VN đã xảy ra cách đây 70 năm. Biến cố này không phải xảy ra một cách đơn lẻ nhưng đã có những biến cố đi trước nó. Cho nên trong phần trình bày của chúng tôi, chúng tôi sẽ điểm qua 4 mục:

  • Diễn tiến các biến cố lớn năm 1945.
  • Những gì tân chính phủ của Việt Nam đã làm được trước khi có cái gọi là “CM tháng 8”.
  • Các yếu tố nào đã giúp CS và Việt Minh (VM) thành công trong việc cướp chính quyền.
  • Các yếu tố nào đã giúp đảng CS và VM thành công trong việc giữ chính quyền.

 

            1- Diễn tiến các biến cố lớn năm 1945

Các biến cố này đều mang những tiềm năng quan trọng cho tương lai đất nước. Tuy nhiên một số đã phát huy tiềm năng và một số đã bị tiêu diệt tiềm năng. Xin điểm qua.

– 09-03: Nhật đảo chính Pháp khắp toàn cõi Việt Nam

– 11-03: Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam. Hoàng đế Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Độc lập, đặt tên nước là Đế quốc Việt Nam

– 17-04: Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập

– 15-08: Nhật đầu hàng Đồng Minh sau khi hai quả bom nguyên tử thả xuống đất Nhật.

– 17-08: Việt Minh cướp chính quyền.

– 19-08: Việt Minh tổ chức biểu tình.

– 23-08: Chính phủ Trần Trong Kim giải tán.

– 24-08: Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

– 02-09: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thứ 2.

            2- Những gì tân chính phủ của Việt Nam đã làm được trước khi có CM tháng 8

Chúng ta cần phải nói đến điều nầy để đánh giá cho đúng về cái gọi là CM tháng 8.

            a- Bảo Đại đã làm được

Bốn bước tiến đã được Vua Bảo Đại thực hiện trong thời gian này gồm có:

Bước thứ nhất: Công bố Tuyên ngôn Độc lập và ban hành dụ “Dân vi Quý”

            Tuyên ngôn Độc lập được công bố ngày 11 tháng 3 năm 1945, được Bảo Đại ký tên với sáu thượng thư phó thự. Nguyên văn như sau:

            Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.

            Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung. Vậy Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên.

Dụ Dân Vi Quý được ban hành ngày 17 tháng 3 năm 1945, nguyên văn như sau:

            Dương Lịch ngày 17 tháng 3 năm 1945

            Nước Nhật muốn hoàn toàn thực hiện chương trình xây nền thịnh vượng chung ở Đại-Đông-Á đã giải phóng cho nước Nam ta, và Trẫm tuyên bố Việt Nam độc lập rồi.

            Nay Trẫm có trách nhiệm đối với lịch sử và thần dân, nên tự cầm lấy quyền để bảo vệ lấy quyền lợi cho Tổ-quốc và giáng dụ rằng

1) Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu “DÂN VI QUÍ’

2) Trong chính giới sẽ chiêu tập các nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng là một nước độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.

3) Trẫm sẽ tái định và tuyên bố các cơ quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân.

Bước thứ hai:  Đích thân tham khảo ý kiến của các quan lại, các thân hào, nhân sĩ có uy tín để thành lập một chính phủ mới. Chính phủ này gồm toàn những trí thức, học giả danh tiếng thời đó: nhà sử học Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Bác sĩ Trần Đình Nam (Bộ Nội vụ) Ts luật Trần Văn Chương (Bộ Ngoại giao) ông này là thân sinh bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Như sau này. Ts luật Trịnh Đình Thảo, Bộ trưởng Tư pháp. Ts luật Vũ Văn Hiền, Bộ trưởng Tài chính. Gs Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục. Lưu Văn Lang, Kỹ sư bách nghệ Bộ trưởng Công chính, Nguyễn Hữu Thi, Bác sĩ, đại thương gia, Bộ trưởng Tiếp tế. Phan Anh, Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên.

Ngoài ra còn có nhiều nhà trí thức có tiếng tăm cùng tham gia chính quyền như : Phan Kế Toại (Khâm sai Bắc bộ), Bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội), Giáo sư Nguyễn Lân (Thị trưởng Huế) Phó bảng Đặng Văn Hướng (Tỉnh trưởng Nghệ An), Phó bảng Hà Văn Đại (Tỉnh trưởng Hà Tĩnh), Giáo sư Đặng Thai Mai (Tỉnh trưởng Thanh Hóa)… Ngoài ra còn có các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Xiển, Vũ Văn Cẩn, Ngụy Như Kontum.

Bước thứ ba:  Thành lập các hội đồng chuyên môn để mọi người có thể tham gia việc soạn thảo hiến pháp và các sinh hoạt quan trọng của quốc gia. Các nhân vật kể trên và nhiều vị khác làm thành 4 hội đồng: Hội đồng Dự thảo Hiến pháp, Hội đồng Cải cách Cai trị, Tư pháp và Hành chánh, Hội đồng Cải cách Giáo dục và Hội đồng Thanh niên.

Bước thứ tư: Ban hành các đạo dụ liên quan đến các quyền tự do cơ bản của người dân. Dụ số 73, ngày 5 tháng 7 về tự do lập nghiệp đoàn. Dụ số 78, ngày 9 tháng 7 về tự do lập hội. Dụ số 79, cũng ngày 9 tháng 7 về tự do hội họp. Cả ba đạo dụ này đã được ban hành trong một thời gian ngắn là thượng tuần tháng bảy năm 1945 nên lịch sử đã gọi đó là “Tuần lễ của các Tự Do.”

            b- Chính phủ Trần Trọng Kim làm được

Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:

  1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam.
  2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
  3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
  4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
  5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
  6. Thiết lập các Ủy ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.

Cải tổ chính trị bằng cách thành lập đủ các bộ, nhưng tiếc thay lại thiếu Bộ Quốc phòng, do đó không có quân đội quốc gia (khiến cho Đế Quốc Việt Nam sau đó sụp đổ chỉ bởi một nhóm cơ hội CS…). Cải tổ hành chính bằng việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ. Cải tổ giáo dục bằng việc chuyển chương trình học bằng tiếng Pháp sang học bằng tiếng Việt.

Tóm lại, những gì Hoàng Đế Bảo Đại và vị thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập là nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim cùng với các bộ trưởng của ông, đã làm để xây dựng một chính thể dân chủ lâu dài cho đất nước và ban hành các quyền tự do cho người dân từ cách nay ngót 70 năm bằng những đạo luật không phải là không  tiến bộ. Đây là một việc làm mà 70 năm sau với ít nhất ba thế hệ đã qua đi một cách uổng phí, với hàng triệu sinh mạng đã bị hi sinh cùng với máu và nước mắt của người dân lành vô tội, người ta vẫn chưa muốn làm hay chưa làm được.

Thế nhưng số phận đã không ưu đãi cho dân tộc. Chỉ hơn 4 tháng sau, mọi mầm mống tốt đẹp, tiềm năng đầy triển vọng cho dân chủ ở VN như thế bị sụp đổ tan tành vì cái gọi là Cách mạng tháng 8.

            3- Các yếu tố giúp đảng CS và Việt Minh thành công trong việc cướp chính quyền:

a- Giỏi tuyên truyền: Chúng ta biết Việt Minh là tên gọi tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh, một liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 như cơ cấu ngoại vi của nó với mục đích “Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật – Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Đó là một hứa hẹn đáp ứng lại kỳ vọng của toàn dân VN lúc ấy. Ngoài ra, sau khi chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, tập hợp được những trí thức có trí tuệ uyên bác và mặn nồng ái quốc, Cộng sản và Việt Minh liền vu cho chính phủ hợp pháp đó là tay sai của giặc Nhật rồi kích động bạo lực nhân dân cướp quyền của chính phủ này. Chính ông Hoàng Minh Chính, một người tham gia VM lúc đó nhưng sau đã phản tỉnh, đã khẳng định đó là sự vu khống vô liêm sỉ. Theo Đèn Cù của Trần Đĩnh, ông Chính cho biết: “Trước ngày 19-8, không muốn mang tiếng đem con bỏ chợ, Tổng tư lệnh Nhật vào Huế gặp Bảo Đại và Trần Trọng Kim, nói: “Nếu các vị yêu cầu, Nhật với 50.000 quân tinh nhuệ có thể dẹp Việt Minh trong vòng một đêm, Việt Minh có quá lắm là 5.000 người còn súng ống lại càng quá ít”. Thế nhưng hai ông này đã từ chối”.

b- Giỏi tổ chức: từ Bắc chí Nam, CS và VM có người hoạt động, trong lúc đó các đảng phái khác như Việt Nam Quốc Dân đảng và Đại Việt thì không được như thế. VM thậm chí còn gài được người bên cạnh hoàng đế, đó là Phạm Khắc Hòe, Ngự tiền Đổng lý văn phòng Bảo Đại. Ông này liên tục thi hành lệnh từ Hà Nội và luôn dọa dẫm Hoàng đế và Hoàng gia theo kiểu thổi lỗ tai tung tin vịt. Theo cuốn hồi ký “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc” thì ông ta cứ kể cho Bảo Đại về việc vua Louis thứ 16 và hoàng hậu Marie  Antoinette bị Cách mạng Pháp chặt đầu. Nhất là ông ta lợi dụng việc đánh bài với hoàng thái hậu Từ Cung và hoàng hậu Nam Phương để kể cho họ về cái chết đẫm máu của hai vợ chồng vua Pháp này khiến hai bà yếu bóng vía này càng áp lực lên nhà vua. Thế là trong khi chẳng có ai bên Cách mạng đến gõ cửa thành Ngọ Môn thì Hoàng đế Bảo Đại qua cận thần Phạm Khắc Hòe đã gửi điện mừng và mời phái đoàn chính phủ ở Hà Nội vào Huế để nhận ấn kiếm và sự thoái vị của ông. Sau này Bảo Đại có viết trong hồi ký “Con rồng An Nam” rằng tất cả chúng ta đã bị một bọn du côn lừa bịp. Nói tóm là từ ngày 19-8-1945, tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là ‘Cách mạng tháng Tám’.

– Giỏi lợi dụng thời cơ: khoảng trống quyền lực. Cách mạng tháng 8 là một cuộc cách mạng không có xung đột vũ trang, chẳng có tên thực dân Pháp hay phát xít Nhật nào trên đường phố Hà Nội cả, ngay cả một người chết vì giao tranh cũng không. Việt Minh đã cướp chính quyền dễ như trở bàn tay, bằng cách lợi dụng được tình thế giao thời hỗn loạn của lịch sử, khi phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh vô điều kiện và đang lúng túng chờ quân Đồng minh tới giải giáp, khi các tướng lãnh Pháp, kể cả toàn quyền Decoux thì đang bị giam trong ngục, còn chính phủ mới Trần Trọng Kim chẳng hề có trong tay một lực lượng quân đội nào.

            4- Các yếu tố giúp đảng CS và Việt Minh thành công trong việc giữ chính quyền:

Có hai yếu tố là chiến lược và chiến thuật.

 

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux