Quảng Cáo

Bắc Kinh lụt nghề

Quảng Cáo
Từ trì trệ kinh tế cho đến rối loạn thị trường, giới lãnh đạo có vẻ như lụt nghề.
Trong vai trò quản lý kinh tế, giới lãnh đạo Trung Quốc đứng riêng một mình một cõi trong một phần tư thế kỷ vừa qua.Họ là thành phẩm của một hệ thống hành chính mà điểm khá nhất của nó là lọc bỏ người dở, tưởng thưởng cho thành công và đánh giá cao kinh nghiệm. Đến khi họ lên tới đỉnh cao quyền lực, đa số giới lãnh đạo đã từng điều hành các tỉnh to lớn bằng các quốc gia khác. Hình ảnh có khả năng của họ trấn an dân trong nước và được công nhận ở ngoài nước – vào thời điểm khủng hoảng. Và họ thành công: kinh tế Trung Quốc tăng trưởng lẹ hơn, và lâu hơn ai hết trong lịch sử.Còn bây giờ khi tăng trưởng chậm lại hẳn và thị trường lo sợ tin dữ, những người quản lý của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có vẻ như mất đi một số ngón nghề.Sự rối loạn xoay quanh đồng nguyên của Trung Quốc tuần rồi xảy ra sau khi thị trường chứng khoán suy sụp trước đó, làm sứt mẻ uy tín của Bắc Kinh thường được xem là bình tĩnh.Theo các kinh tế gia quốc tế được tường trình trong một buổi họp cao cấp tại Bắc Kinh, họ thấy rõ là giới quản lý kinh tế không thấy rõ nét toàn cảnh của khối lượng tiền lớn chảy từ hệ thống ngân hành qua thị trường chứng khoáng làm phình to bong bóng. Khi giá cổ phiếu thay đổi làm thiên hạ lo sợ những hiểm nguy không lường. Lúc đó chính quyền quyền định khống chế thị trường và giành quyền kiểm soát, mặc dầu trước đó khẳng định là thị trường phải có vai trò lớn hơn.

Giá cổ phiếu hiện nay được hậu thuẫn bằng cách thâu mua hàng loạt của chính phủ – cũng như cảnh cáo giới đầu tư lớn không được bán ra. Nhưng sự tin tưởng của giới đầu tư rất mong manh: vào thứ Ba thị trường Thượng Hải tụt xuống hơn 6%.

Biện pháp về tiền tệ cũng gây ra rối loạn trong tháng này. Trên bề nổi, giảm giá đồng tiền nguyên là để khởi đầu cho một hệ thống giao dịch thị trường, và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cũng hoan nghênh chuyện này một cách thận trọng. Trên thực tế, ngân hàng trung ương can thiệp vào để ảnh hưởng tỷ giá đồng nguyên so với đô-la, như họ đã từng làm cả mấy thập niên nay.

Hành động mập mờ này làm rúng động các thị trường chứng khoán và tiền tệ khắp thế giới. Vào thời điểm cần đến bàn tay quản trị khéo léo hơn bao giờ hết thì những sai lầm về chính sách và cách giải thích rối rắm chỉ làm cho giới đầu tư lo lắng, nghĩ rằng sự lãnh đạo vững chãi bị thay thế bằng phản xạ hoảng hốt để né tránh kinh tế ngưng đọng.

Cách nhìn đen tối của giới đầu tư về biện pháp giảm giá tiền tệ này là nỗ lực liều lĩnh để vực dậy nền kinh tế bằng cách giúp cho giới xuất cảng có lợi hơn với đồng nguyên rẻ. Một số người tin rằng giới quản lý kinh tế Trung Quốc hoảng sợ trước viễn ảnh kinh tế suy sụp nhưng không để lộ ra.

Bồi lên đó là vụ nổ hóa học tại Thiên Tân tuần rồi chẳng những cho thấy những lổ hỏng lớn trong quy định an toàn kỹ nghệ của Trung Quốc mà còn vạch ra khả năng yếu kém của chính quyền khi giải quyết khủng khoảng và cung cấp thông tin – một sai sót đáng tiếc vào thời điểm kinh tế lung lay và công chúng muốn có được sự trấn an. Quan chức địa phương không thông tin lẹ làng về vụ nổ này; quan chức trung ương thì ngần ngại không cho biết nguyên do của vụ nổ. Thủ tướng Lý Khắc Cường bốn ngày sau mới đến thăm hiện trường.

Một cư dân mạng đặt câu hỏi, “Ai sẽ chịu trách nhiệm?!” trên mạng xã hội Weibo, rồi sau đó bị giới kiểm duyệt xóa bỏ nhanh chóng.

Một số phê bình nhắm vào giới quản lý kinh tế Trung Quốc thì quả thật có phóng đại. Những chính quyền từng can thiệp vào thị trường chứng khoán có nhiều; nói đâu xa, Hồng Kông là một thí dụ. Ngân hàng trung ương trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, ráng hết sức mình để điều hướng trị giá của đồng tiền quốc gia họ. Và ngay cả những nền kinh tế tiên tiến cũng gặp phải tai họa kỹ nghệ, như vụ tai nạn hạt nhân Fukushima tại Nhật.

Nhưng những sơ suất của Trung Quốc xảy ra vào thời điểm xấu. Kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn là tít khoe tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở mức 7% cho thấy. Nếu không kể những tác động tích cực của thị trường chứng khoán tăng vọt, thì xuất cảng tụt lùi, và tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức gần 5%.

Điều mà các kinh tế gia lo lắng hơn hết là những chỉ dấu cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình và nhóm điều hành kinh tế của ông đang xếp ưu tiên cho các điều chỉnh trước mắt thay vì lo chuyện dài hạn và những cải tổ khó khăn cần có để tạo ra những cỗ máy tăng trưởng khác thay thế cho lối cổ điển đầu tư và xuất cảng.

Cho đến nay chính quyền làm tốt về việc cải tổ tài chính, nhưng chỉ đạt được tiến triển giới hạn để giải quyết những thất bại của các đại xí nghiệp quốc doanh. Những công ty kỹ nghệ khổng lồ này chiếm nhiều tài nguyên và độc quyền nhiều mảng trong nền kinh tế phục vụ, bao gồm viễn liên, ngân hàng mà giới tư doanh có thể làm tốt hơn.

Ông David Dollar, một nhà nghiên cứu tại Viện Brookings và là cựu giám đốc của Ngân Hàng Thế Giới tại Trung Quốc, lo rằng giới lãnh đạo có thể đi theo con đường kích cầu cổ điển.

Sau 25 năm quản trị kinh tế tinh tường, giới lãnh đạo Trung Quốc đáng được để đó xem xét và hạ hồi phân giải. Tuy nhiên sự tín nhiệm vào họ đang đến hồi bấp bênh.

 

Hoàng Thuyên lược dịch

Nguồn: The Wall Street Journal, 18/8/2015

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux