Bất chấp dư luận, Quảng Bình ‘quyết tâm thực hiện’ cáp treo Sơn Đoòng
Xin nhắc lại, dự án cáp treo vào hang Sơn Đoòng, một hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng, đã từng bị dư luận, báo chí và các chuyên gia phản đối rất dữ dội vào năm 2014.
Chỉ đến lúc đó, dự án hoang hóa thiên nhiên này mới bị hoãn lại.
Trước phong trào phản đối trên, đến tháng 2/2015, Hà Nội phải trấn an bằng Quyết định số 209/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, ban hành ngày 08/02/2015 đã hứa hẹn mục tiêu “Bảo tồn nguyên trạng và toàn diện giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, bao gồm cả các giá trị độc đáo về tự nhiên, văn hóa và lịch sử.”
Tuy nhiên, sau một thời gian chờ dư luận lắng xuống, giới lãnh đạo Quảng Bình lại trồi dậy ý đồ trục lợi Sơn Đoòng. Mọi chuyện vẫn còn nguyên trong vòng tai nạn.
Sơn Đoòng nằm trong số di sản thiên nhiên và điểm đến du lịch hiếm hoi còn lại ở VN. Một khi bị phá vỡ cảnh quan bởi dự án cáp treo, dự án này sẽ một lần nữa tô điểm cho quy trình ‘Lợi ích + Ngu dốt = Phá hoại’, của không chỉ giới lãnh đạo địa phương, mà liên đới cả một số bộ ngành trung ương.
Hà Nội dùng hoa ‘nước lạ’ cho ngày Quốc khánh
Tin cho hay, hàng nghìn chậu hoa đã được trồng quanh Hồ Hoàn Kiếm để kỷ niệm hai ngày lễ được coi là “trọng đại” ở Việt Nam.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao phải nhập hoa của Trung Quốc khi Việt Nam có biết bao nhiêu làng hoa và vườn hoa nổi tiếng?
Trong khi đó, truyền thông trong nước cũng vào cuộc truy tìm nguồn gốc của các loại hoa bị coi là “thiếu tinh thần Việt Nam” này.
Những hành động lấn lướt, không kiêng nể của Bắc Kinh tại biển Đông đã thổi bùng tâm lý bài Trung Quốc, vốn đã âm ỉ trong công chúng Việt Nam.
Việc phát nhầm nhạc trong một sự kiện kỷ niệm ngày thương binh, liệt sỹ ở Việt Nam gần đây cũng đã làm ‘dậy sóng’ dư luận, khiến những người chịu trách nhiệm bị khiển trách.
Để tránh nhắc tới từ Trung Quốc, báo chí Việt Nam thời gian qua đã dùng từ ‘lạ’ để nói về nước láng giềng phương bắc này, như ‘tàu lạ’ như trong các vụ tấn công tàu cá Việt Nam, hay ‘nhạc lạ’ như trong vụ phát nhầm nhạc Hoa trong một sự kiện quan trọng.
Cầu 38 tỉ làm xong rào lại không cho người dân đi lại
Với chiều dài gần 400m, rộng 4m. Cho đến này kinh phí xây dựng chiếc cầu lến đến hơn 38 tỉ, tăng hơn 17 lần so với kế hoạch ban đầu được đưa ra. Trong quá trình thực hiện, công trình này đã một lần đổi nhà thầu thi công.
Trong khi người dân mong mỏi chiếc cầu sớm được hoàn thành để tạo điều kiện cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, thay vì phải đi đò để buôn bán. Tới nay, cầu làm xong thì rào lại để tiếp tục kiểm tra một số hạng mục không an toàn. Thí dụ như lan can cầu quá thấp, có thể nguy hiểm cho người đi lại. Chính điều này làm người dân ấm ức, tức giận.
Kiểm tra nhiều lần, thi công chậm trễ, vậy mà đến khi làm xong mới phát giác ra phần lan can kém an toàn. Không biết Trung tâm Tư vấn và Kiểm định xây dựng đã làm gì trong lúc kiểm tra thực hiện cầu ?
Con đường tơ lụa mới và tham vọng bành trướng của Trung Quốc
Đại dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2049, gồm một vành đai biển và một tuyến đường trên bộ. Vành đai trên biển là những con đường hàng hải và những hải cảng thương mại do Trung Quốc tài trợ. Tuyến đường bộ gồm các đường bộ, đường sắt, xa lộ nối liền miền tây Trung Quốc với Tây Âu, đường đến cảng Gwadar ; có chiều dài tổng cộng 11.000 km nối liền các trung tâm lớn thế giới – chiếm 55% tổng sản phẩm nội địa, 70% dân số và 75% lượng dầu khí đã phát hiện trên toàn cầu.
Bắc Kinh đã bắt đầu mở rộng mạng lưới về hướng Thái Bình Dương, Mông Cổ, Nam Á…Hồi giữa tháng Tư, Tập Cận Bình loan báo kế hoạch đầu tư 46 tỉ đô la vào Pakistan, vừa đóng góp vào việc phát triển nước này, vừa đảm bảo an ninh cho tuyến đường đến cảng Gwadar, ngõ vào Ấn Độ Dương của Trung Quốc. Ngân hàng Cơ sở Hạ tầng Châu Á với 100 tỉ đô la lúc khai trương vào tháng 10/2014 trong đó phân nửa của Trung Quốc, sẽ là một trong những nguồn cấp vốn chính cho dự án.
Trong dự án này, Kazakhstan đóng vai trò hàng đầu. Ngoài vị trí địa lý chiến lược, nước này còn sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn. Đứng đầu dĩ nhiên là dầu lửa, nhưng còn có khí đốt, uranium và nhiều mỏ khoáng chất khác. Đầu tư phát triển Kazakhstan, Trung Quốc còn nhằm ổn định hóa Tân Cương, nơi phong trào phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ khiến Bắc Kinh lo sợ.
Leave a Comment