Bắc Kinh không lừa được các dân biểu đối lập Nhật

- Quảng Cáo -

Từ giữa tháng 6 đến trung tuần tháng 7 vừa rồi, quốc hội Nhật tập trung vào việc chất vấn nội các Thủ tướng Abe về việc sửa đổi một số khoản trong điều 9 Hiến pháp mà danh từ chuyên môn ở nghị trường Nhật gọi là Pháp án Bảo an. Các dân biểu đối lập tận dụng tất cả những lỗi lầm, sơ sót hay lỡ lời của bất kỳ một thành viên nào trong nội các Thủ tướng Abe để công kích hầu ngăn chận không cho Pháp án này được thông qua. Vì biết tâm ý của các dân biểu đối lập Nhật Bản là như vậy nên vào ngày 30/06/2015, trong chương trình bàn luận thời sự quốc tế của đài truyền hình Trung ương Trung quốc, người nữ xướng ngôn viên đặt câu hỏi không biết vì lý do gì mà ông Abe lại phát biểu rằng Pháp án Bảo an này là để đối đầu với Trung quốc về vấn đề biển Đông và cùng với Mỹ đánh Trung quốc ở biển Đông. Cho dù trước khi phát ngôn ông Abe yêu cầu các ký giả chỉ nghe thôi chứ đừng đăng báo, nhưng mà ‘’Bút sa gà chết’’, ‘’ Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy’’ phải không ? Người nam xướng ngôn viên ngồi bên cạnh nói phụ họa theo chắc lúc đó ông Abe đang rượu vào lời ra, nhưng dù sao đó cũng là tâm địa của ông ta. Chương trình bàn luận này đã được tất cả báo đài địa phương ở Trung quốc loan tải kể cả tờ Hoàn Cầu thời báo.

Chương trình đã phát ra hơn 10 ngày mà không thấy các dân biểu đối lập Nhật lấy đó làm cơ sở để chất vấn Thủ tướng Abe trong các buổi thảo luận hết sức gay gắt vào những ngày cuối trước khi đem Pháp án này ra biểu quyết ở Hạ viện Nhật. Khi được hỏi tại sao vậy thì nhiều dân biểu đối lập Nhật trả lời rằng nếu đúng là ông Abe phát biểu như vậy thì đây là cơ hội bằng vàng cho phía phản đối, nhưng chúng tôi đã truy tìm mà không thấy những lời đó Thủ tướng Abe nói ở đâu và vào lúc nào. Không thể chất vấn chuyện mà mình không có bằng chứng trong tay.

Tại thời điểm này có thể kết luận ngay là cái mẹo vặt này của Bắc Kinh không đánh lừa được các dân biểu đối lập Nhật. Ngày 16/07, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung quốc họp báo chỉ trích Nhật ngay sau khi pháp án này được thông qua, đến phần đặt câu hỏi thì các ký giả nước ngoài đua nhau hỏi bà Oánh về chuyện truyền thông Trung quốc loan tin về những lời phát biểu của Thủ tướng Abe lấy nguồn từ đâu và có đúng như vậy hay không ?, hỏi riết quá khiến bà Oánh tức giận trả lời rằng đó là chuyện của truyền thông, chính phủ chúng tôi đâu có liên hệ gì, thế nhưng theo tôi biết thì chuyện đó trích từ tờ tuần san Hiện Đại phát hành ở Nhật, nếu có không đúng sự thật thì lỗi ở báo Nhật chứ truyền thông Trung quốc chỉ đăng lại thì đâu có lỗi gì. Ký giả tờ tuần san Hiện Đại có mặt trong cuộc họp báo đã đứng lên phát biểu rằng trong một cuộc mạn đàm với ký giả của Thủ tướng Abe vào ngày 25/06/2015 theo thể thức off the record, nghĩa là nói mà nghe chơi chứ không được đăng báo, đây là cách mà bất kỳ một nguyên thủ quốc gia nào cũng thường sử dụng để giao lưu với ký giả. Vì là off the record nên chắc chắn là tuần san Hiện Đại của chúng tôi không đăng tải nội dung buổi mạn đàm đó, hơn nữa suốt trong cuộc mạn đàm Thủ tướng Abe chẳng hề phát biểu như thế. Điều này tôi đã xác nhận được với tòa soạn của tôi. Tại sao nói là trích đăng từ tuần san Hiện Đại của chúng tôi thì xin cho biết trích đăng từ số báo nào. phát hành ngày nào chứ không thể nói khơi khơi, chuyện không có nói là có. Truyền thông Nhật chỉ có một mục đích là loan tin đúng sự thật chứ không có truyền thống binh vực lãnh đạo, ngược lại là đằng khác. Bà Oánh bực mình tuyên bố chấm dứt buổi họp báo sau khi nói rằng chuyện đó quý vị đến đài truyền hình Trung ương Trung quốc mà hỏi.

Thưa quý thính giả, ai cũng biết tất cả hệ thống báo đài của các nước Cộng sản đều là của đảng và nhà nước lập ra, vậy mà lúc nào cũng làm như hệ thống truyền thông của họ là độc lập và khi đụng chuyện thì không hề ngần ngại lùa hết trách nhiệm sang cho truyền thông để chạy tội cho đảng và nhà nước.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here