Viện Khoa học Lao động và Xã hội hôm 20 tháng 7 công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý I năm 2015. Bản tin ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng.
Trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1.1 triệu người thất nghiệp, tăng 114,000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162,000 lên gần 178,000 người. Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Lao động Thương binh Xã hội, số lao động thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học, sau đại học và cao đẳng nghề chủ yếu là mới tốt nghiệp, đi tìm việc một cách khó khăn. Theo ông Diệp, mọi người quan tâm đến chỉ tiêu 98% người lao động có việc làm. Nhưng nếu không khai thác được hết thời gian lao động của con số trên, thì bức tranh về nguồn lực lao động cũng không có gì khởi sắc. Nhưng nếu người có việc làm chỉ cần sử dụng được một nửa thời gian lao động, thì nguồn lực của đất nước vẫn được khai thác ở mức cao.
Dự báo thời gian cuối năm, nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng. Luật việc làm có hiệu lực sẽ hỗ trợ để thị trường lao động hội nhập sâu rộng vào các nước trong khu vực và quốc tế. Cuối năm nay, Việt Nam sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội việc làm sẽ đến nhiều hơn với lao động. Trước mắt, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, bao gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên du lịch.
Điều đáng nói, là trong khi cả nước dân thiếu việc làm, nhưng nhà cầm quyền lại cho phép hàng chục ngàn công nhân Trung Cộng sang làm việc. Đây là nghịch lý khó hiểu của Việt Nam !
Leave a Comment