Mặc dù các nhà máy trong nước sản xuất đã dư thừa hơn nhu cầu tiêu thụ, tồn đọng lớn, nhưng vẫn có một số lượng rất lớn thép các loại vẫn được nhập ồ ạt về từ Trung Quốc.
Theo lời ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thuật lại thì trong số gần 4 triệu tấn thép nhập khẩu từ đầu năm đến nay, có tới hơn 2.3 triệu tấn nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá hơn 1,2 tỷ USD. Con số này đã tăng gần 80% về lượng và 45% về giá trị so với năm trước.
Trong số thép nhập từ Trung Quốc, có lượng lớn thép bán dưới dạng “thép hợp kim,” chứa nguyên tố Bo, crôm… nên khi nhập khẩu vào Việt Nam không phải chịu thuế, giá bán rẻ hơn thép sản xuất trong nước. Trong khi đó, các loại thép và tôn mạ này là những sản phẩm trong nước đã sản xuất được và vẫn còn dư năng lực.
Dù thép nội dư thừa, hàng tồn kho lớn nhưng một thời gian dài do dễ dãi trong cấp phép đầu tư dẫn đến việc “bội thực” hàng loạt dự án thép. Hệ quả là, trong số các siêu dự án thép, duy nhất Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Formosa là đang được xây dựng, còn các dự án khác, cái bị rút giấy phép, cái không được cấp phép, cái giẫm chân tại chỗ.”
Ngày 12/6/2015, khi trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc số liệu thống kê xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ trước tới nay luôn chênh lệch theo hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam, Ông bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhìn nhận “chắc chắn là có buôn lậu và có kinh tế ngầm”. Nhưng để đánh giá về mức độ gây hại đến nền kinh tế thì ông này không biết gì.
Leave a Comment