Từ những năm qua, do quá mong muốn có được nguồn ngoại tệ để đầu tư phát triển trong nước, nên Việt Nam đã chọn con đường xuất cảng. Các doanh nghiệp cũng được định hướng tập trung vào xuất cảng. Thị trường nội địa bị bỏ rơi. Nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước thừa nhận không có sản phẩm bán trên thị trường trong nước. Trong khi Việt Nam mãi miết đi xuất cảng, thị trường tiềm năng 90 triệu dân đã lọt tầm ngắm của các nhà đầu tư ngoại quốc.
Đến năm 2008, thị trường xuất cảng thế giới khó khăn, Viẹt Nam bừng tỉnh, đặt chiến lược quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa thì đã bị chậm nhịp. Như các sản phẩm may mặc, gia công cho nước ngoài làm được sản phẩm nào sẽ ăn công sản phẩm đó. Nhưng nếu để phát triển được ở thị trường nội địa, bắt buộc phải có chuỗi phân phối. Để phát triển thành mạng lưới trên 64 tỉnh thành, cần phải có chi phí khổng lồ, nên các doanh nghiệp Việt đã lựa chọn con đường ngắn, ăn liền, làm thuê cho nước ngoài để kiếm được tiền ngay.
Với lúa gạo cũng vậy, các thương gia xuất cảng giá thấp. Người dân phải ăn gạo Thái giá cao là do không có định hướng, để người nông dân tự bơi, chạy theo con đường dễ đi nhất, kiếm lợi nhuận nhanh nhất.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã xâm nhập, thâu tóm đa số các hệ thống phân phối bán lẻ, chiếm lĩnh thị trường Việt. Đây là bước đi đầy kinh nghiệm. Khi ngoại quốc đã nắm được hệ thống bán lẻ, việc các siêu thị vắng bóng hàng Việt là điều dễ hiểu. Với thị trường 90 triệu dân, trong đó dân số thành thị chiếm 33% và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng nhanh, thị trường bán lẻ Việt Nam đang được coi là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc bỏ trống một thị trường tiềm năng như vậy, rõ ràng Việt Nam đang lãng phí một nguồn lực rất lớn.
Đẳng cấp của một quốc gia phải thể hiện bằng trình độ sản xuất của quốc gia đó. Các sản phẩm chủ lực của Việt Nam hiện nay đều vắng bóng trong các hệ thống siêu thị, hoặc có cũng không được ưa chuộng.
Leave a Comment