Quảng Cáo

Shangri-La 14: Hoa Kỳ và Trung Quốc đối đầu trực diện

Quảng Cáo

Từ năm 2002 đến nay, hàng năm Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies có tên viết tắt là IISS) của Anh quốc đều đứng ra tổ chức một diễn đàn tại khách sạn Shangri-La ở Singapore để cho giới chức quốc phòng, tướng lãnh quân đội, các chuyên gia về lập pháp, khoa học… các nước đến đó đối thoại về tình hình An ninh khu vực Á châu theo quan điểm của quốc gia mình mà không bị ràng buộc phải có Tuyên bố hay Thông cáo chung. Vì những người đến đối thoại toàn là giới chức quốc phòng cao cấp của các quốc gia nên Đối thoại Shangri-La. còn được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á.

Lúc đầu Đối thoại Shangri-La này không được thế giới chú mục nhiều, nhưng kể từ khi Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở biển Đông trước sự phản đối của các quốc gia trong vùng thì Đối thoại Shangri-La nóng bỏng khác thường so với các diễn đàn đối thoại khác. Năm 2014, Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 nóng bỏng do việc Bắc Kinh kéo dàn khoan HD-981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, lấn chiếm rạng đảo san-hô Mischief Reef (có tên tiếng Việt là Đá Vành khăn) của Philippines và luôn xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản trong ý đồ xâm lược quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát mà Bắc Kinh nói đó là quần đảo Điếu Ngư của mình.

Các chiến lược gia thế giới chú mục vào Shangri-La 13 để xem Nhật Bản, Philippines và đặc biệt là Việt Nam phản ứng như thế nào trước hành động của Trung quốc gây bất ổn ở biển Đông và biển Hoa đông.

Với tư cách là một diễn giả chính tại lễ khai mạc Shangri-La 13, Thủ tướng Nhật, ông Abe, đã không ngần ngại bày tỏ ý định của Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn, chủ động nhiều hơn trong việc bảo đảm nền hòa bình , an ninh, thịnh vượng trong khu vực và cam kết hiệp tác với các quốc gia Đông Nam Á để bảo vệ lãnh hải, lãnh đảo. Trong bài diễn văn, Thủ tướng Abe đã hai ba lần nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ luật Hằng hải quốc tế và luật Biển của Liên Hiệp Quốc chứ không một quốc gia nào có thể tự ý sử dụng vũ lực quân sự để thay đổi hiện trạng,

Philippines cũng đã tích cực lên tiếng án những hành động của Trung quốc gây bất ổn ở biển Đông, xâm chiếm biển đảo của Philippines và cho biết đã nạp đơn kiện Trung quốc ở tòa án Quốc tế.

Việt Nam là một nước bị Trung quốc xâm chiếm biển đảo nhiều nhất nên người ta chờ nghe những phản biểu từ phái đoàn của Hà Nội tại đối thoại Shangri-La 13, nhưng qua bài phát biểu của ông Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã làm cho Nhật và Philippines và đặc biệt là người dân Việt Nam hết sức thất vọng khi ông Thanh nói rằng tình hình hữu nghị hai nước Việt Trung vẫn tốt đẹp, chuyện biển Đông chỉ là một chút xích mích giữa anh em trong nhà với nhau.

Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 năm 2015 được thế giới quan tâm nhiều hơn một phần là do tình hình bất ổn ở biển Đông qua việc Trung quốc bồi các xây dựng các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa và xây phi trường quân sự, quân cảng ở đó, nhưng phần chính là để xem thái độ của Hoa Kỳ như thế nào đối với những việc làm như thế của Trung quốc mà trước đó Washingtong đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh phải ngưng.

Các bình luận gia gọi Đối thoại Shangri-La 14 là cuộc đối đầu trực diện giữa hai nước Mỹ Trung, xem Washington có dám làm theo những gì mình nói hay chỉ làm nửa vời như nhiều chuyện trước đây. Người ta thấy Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ là ông Ash Carter đã không tránh né khi nói thẳng rằng Trung quốc đã vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp Quốc tế và tạo ra tình trạng bất ổn, gây rối loạn trật tự, có thể đe dọa nền hòa bình, ổn định trong vùng. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng kêu gọi các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hãy cùng nỗ lực để gìn giữ hòa bình và tự do hàng hải. Do Trung quốc tìm mọi cách để khống chế biển Đông nên không quân Hoa Kỳ vẫn sẽ có những phi vụ quan sát cách các đảo nhân tạo đó 12 hải lý mà luật pháp Quốc tế. Cho phép

Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhân dân Trung quốc là Thượng tướng Tôn Kiến Quốc trong đối thoại Shangri-La 14 đã ngang ngược xác nhận rằng các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa ) là lãnh đảo của Trung quốc nên chúng tôi muốn xây gì thì xây, những phi vụ quan sát đó của Hoa Kỳ kà xâm phạm không phận của Trung quốc, yêu cầu Washington phải chấm dứt hành dộng này. Trước đây Bắc Kinh tuyên bố việc xây phi trường hải cảng ở Trường Sa là để sử dụng cho những hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, ngư trường, đo khí tượng, nay ông Tôn Kiến Quốc không còn che đậy nữa nói thẳng xây để sử dụng cho mục tiêu quân sự.

Có hai lý do để Trung quốc lật lọng như thế, thứ nhất là vì thấy mình đã đủ mạnh chẳng ai dám động đến và thứ hai không thể dấu diếm được nữa. Một kẻ lật lọng dễ dàng như thế thì khi hội đàm tay đôi với họ thì chuyện gì sẽ xảy ra, thế mà lãnh đạo Hà Nội luôn muốn hội đàm song phương với Bắc Kinh về vấn đề biển đảo thì làm sao đòi lại những gì đã mất vào tay Trung quốc. Người dân Việt Nam biết rất rõ dã tâm của Bắc Kinh nên phản đối quyết liệt, thật ra lãnh đạo CSVN cũng thừa biết, nhưng họ đặt quyền lực, quyền lợi cá nhân và phe nhóm lên trên quyền lợi tổ quốc.

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux