Sự khác biệt rất lớn giữa làm người ở đất nước Dân Chủ và làm người ở nước CHXHCN Việt Nam
- Quyền Im Lặng
Người đang bị thẩm vấn, bị điều tra không có nghĩa là họ có tội, họ vẫn có đầy đủ những quyền mà người công dân bình thường có được. Họ chỉ có tội khi tòa án kết tội dựa trên chứng cứ không thể chối cãi hay nghi ngờ (beyond a reasonable doubt). Tước đoạt quyền im lặng của họ, bắt họ phải nói, rồi dùng nó để buộc tội họ, tức là qua mặt luật pháp, gián tiếp kết án họ mà không thông qua tòa án.
Quyền im lặng (right to remain silent) dựa trên nguyên tắc căn bản mọi người có quyền tự bảo vệ, có quyền không nói bất cứ điều gì khiến người khác dùng nó chống lại hay buộc tội bản thân mình (no man is bound to accuse himself).
Quyền im lặng được công nhận và bảo vệ rộng rãi tại các nước dân chủ. Không những thế, người thi hành pháp luật (police officer) còn phải có nhiệm vụ nhắc nhở người bị cáo buộc “Bạn không cần phải nói bất cứ điều gì nếu bạn không muốn, nhưng bất cứ điều gì bạn nói có thể được sử dụng để chống lại bạn trong một tòa án của pháp luật.”
Dĩ nhiên cũng có nhiều trường hợp người ta lạm dụng quyền im lặng. Để hạn chế, luật pháp tại nhiều nước có sự thay đổi nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc căn bản của quyền đó. Bị cáo vẫn được quyền im lặng để tự bảo vệ khi đang bị phỏng vấn hay điều tra bởi cảnh sát, nhưng (nếu họ) sử dụng quyền im lặng một cách thái quá, họ có thể bị đánh giá là không hợp tác, và nếu tại phiên tòa, họ có thể bị buộc tội khinh miệt tòa án (contempt of court).
Quyền im lặng chỉ là một trong những quyền mà người bị buộc tội được hưởng vì nó giúp giảm thiểu tối đa sự bức cung hay dùng nhục hình dẫn tới bị cáo “phải buộc tội” mình rồi sau đó bị kết tội, và đây cũng quyền của con người nói chung mà Thượng Đế ban cho con người.
- Phê và Tự Phê
Dưới chế độ CS, “phê và tự phê” thực ra chỉ là “anh phải tự xưng tội, rồi tự buộc tội anh và buộc tội người khác” mà không cần thông qua xét xử tại tòa án. “Phê và tự phê” hoàn toàn trái ngược với “quyền im lặng”.
“Phê và tự phê” dưới chế độ CS là nghĩa vụ, là bổn phận, là bắt buộc. Nó áp dụng cho mọi thành phần trong XH không phân biệt, và được đảng CS tiến hành dưới nhiều hình thức và trong nhiều tình huống khác nhau.
“Phê và tự phê” có những tên gọi khác như “kiểm thảo”, “tự kiểm thảo”, “phát hiện”, “tố giác”, “đấu tố”, v.v…, và dù dưới hình thức nào, nó cũng điều có chung một đặc điểm là bị buộc tội nhưng không qua quá trình tố tụng và xét xử tại tòa án của pháp luật.
“Phê và tự phê” là công cụ đắc lực nhất, hữu hiệu nhất để đảng CS bảo vệ sự độc tôn của đảng. Đảng CSVN sử dụng nó để cấm đoán, chà đạp, kết án những quyền căn bản của con người khi những quyền đó đi ngược lại ý thức hệ CS của đảng. “Phê và tự phê” đã hũy diệt đạo đức, tính nhân bản của con người một cách kinh khủng nhất, tàn bạo nhất và có hệ thống nhất.
Đảng CSVN lấy ý thức hệ Mác-Lê làm chân lý, làm tư tưởng chỉ đạo cho mọi hành động, suy nghĩ và lời nói của nhân dân. “Phê và tự phê” là một biện pháp hữu hiệu được đảng dùng để uốn nắn, trừng phạt, tiêu diệt những ai đi ra ngoài khuôn khổ ý thức hệ đó.
III. Kết luận
“Quyền im lặng” được các chính thể dân chủ dùng để bảo vệ con người. Tại VN, đảng CS dùng “phê và tự phê” để duy trì quyền lực.
Tại VN hiện nay, quyền im lặng nói riêng và quyền con người thiêng liêng mà Thượng Đế ban cho đang được quyết định, ban phát bởi những kẽ đầu óc ngu ngơ như ĐBQH Đỗ Văn Đương hay những đại biểu QH, đa số là đảng viên CS, mà nhiệm vụ duy nhất của họ chỉ là bảo vệ đảng chứ không phải bảo vệ quyền lợi nhân dân dù họ mang tiếng là đại biểu nhân dân.
https://anhbasam.wordpress.com/2015/05/31/3986-phe-va-tu-phe-va-quyen-im-lang/
Leave a Comment