Sau khi hoàn thành việc cải tạo tuyến đường Quốc lộ 14 cũ qua cao nguyên, mỗi phương tiện vận tải từ Kon Tum, Đắc Lắc, Gia Lai đi Thành phố Sài Gòn phải qua 10 trạm thu phí. Hiệp hội Vận tải các tỉnh đã từ Kon Tum về Sài Gòn bày tỏ sự lo ngại chung về giá cước vận tải, khi cứ 50km có 1 trạm thu phí.
Ngày 8/5/2015 vừa qua, ông Đoàn Đức Lập – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải tỉnh Gia Lai cho biết: “Khoảng cách từ Sài Gòn đến Gia Lai là khoảng 550km. Vậy mà có đến 10 trạm thu phí, tính ra là cứ 50km thay vì là 70Km lại có 1 trạm. Như vậy là vi phạm quy định về khoảng cách giữa các trạm thu phí trên các tuyến đường cao tốc.
Điều đáng nói, là ngay đến đoạn đường qua Gia Lai chỉ có 70km mà tỉnh bố trí đến 2 trạm thu phí là quá nhiều ! Hậu quả trước mắt, chính việc bày ra quá nhiều trạm thu phí sẽ tác động trực tiếp đến việc đẩy giá nông sản lên cao, gây khó khăn cho việc vận chuyển cũng như giá thành sản phẩm cũng thay đổi.
Và theo quy luật thị trường, mọi khó khăn sẽ đổ lên đầu dân, người tiêu thụ cuối cùng là những người phải gánh chịu vô số thứ lệ phí tùy tiện. Còn các doanh nghiệp vận tải thì họ luôn theo quy tắc “thuyền nổi, nước nổi”. Giá cước vận tải sẽ lũy tiến theo chi phí họ phải bỏ ra trong quá trình chuyên chở hàng hóa. Không riêng người tiêu thụ, người nông dân làm ra sản phẩm cũng phải gánh chịu phần nào thiệt thòi, khi giá chuyên chở tăng cao.
Một điểm khác biệt với các địa phương khác, nông sản chính của Gia Lai là hồ tiêu và cà phê được vận chuyển vào Sài Gòn chỉ có tuyến đường duy nhất là đường bộ. Nông dân cũng không có lựa chọn nào khác. Từ Đắc Lắc vào Sài Gòn là hơn 300km, trong khi từ Gia Lai khoảng cách xa thêm 180km. Với số trạm thu phí như hiện nay, thì cuối cùng người nông dân phải chấp nhận hạ giá thành sản phẩm xuống để bù cho giá cước vận tải tăng lên.
Không chỉ có vậy, trong khi trạm thu phí của Bộ Giao thông Vận Tải bố trì dày đặc, công an mỗi tỉnh lại có thêm 2 trạm kiểm tra. Tình trạng phí nộp trạm thì ít, nhưng công an lại quá nhiều, giá cước lại tăng thêm là điều không có gì đáng ngạc nhiên.
Khi Quốc lộ 14 được xây mới, nhà nước thường đề cao những mặt lợi ích mà nó mang lại, như đường tốt ít hư xe, ít hao nhiên liệu, và hứa hẹn thực hiện đúng quy định cho phép khoảng cách giữa các trạm thu phí là 70km. Nay với tình trạng các trạm thu phí dày đặc, cùng với trạm kiểm tra của công an dọc đường, nông dân và người tiêu dùng là người chịu thiệt thòi nhất, vì cứ nai lưng ra làm để đóng đủ thứ phí. 40 năm là quá đủ !
Leave a Comment