Vào ngày 14 tháng 04 năm 2015, Bộ Nội Vụ CSVN đã đưa bản „dự thảo Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo“ và yêu cầu các chức sắc lãnh đạo tôn giáo cho biết ý kiến mà kỳ hạn sau cùng là ngày 05/05/2015. Tuy nhiên, HĐGM Việt Nam không đồng ý với bản dự thảo luật tín ngưỡng tôn giáo mà Bộ Nội Vụ đang dự thảo.
Vào ngày 04 tháng 05 năm 2015, Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Việt Nam đã nhận định đây là „thiện chí“ của nhà cầm quyền và yêu cầu soạn lại một bản dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ. Bản Dự thảo mới phải được tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo. Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo phải được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ.
Theo Hội Đồng Giám Mục, cơ quan lãnh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam, dự luật tôn giáo của nhà nước « chưa làm rõ mục đích của luật, không hợp lòng dân, ý trời, không tôn trọng quyền lợi người dân, mà chỉ quan tâm đến quyền lợi của nhà cầm quyền ». Điều « thiếu sót quan trọng nhất » của dự luật là không công nhận sự tồn tại hợp pháp của tổ chức tôn giáo, quyền sở hữu và sử dụng tài sản của tổ chức tôn giáo.
Dự luật còn quá mơ hồ, tạo kẻ hở cho hành pháp lạm dụng quyền lực để áp đặt, cưỡng chiếm đất đai, can thiệp vào sinh hoạt tôn giáo, từ việc tu hành, hoạt động cho đến đào tạo và điều này chỉ gây lo ngại và bất an cho người dân hơn là đem lại bình an.
Bản Dự thảo 4 đi ngược lại với Điều 18 Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế và Điều 24 Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013. Bản Dự thảo 4 này là một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Bản ra quá nhiều thủ tục rườm rà, nhiều cơ chế khắt khe, ràng buộc, khiến các sinh hoạt tôn giáo bị cản trở.
Leave a Comment