Kỷ niệm 30 tháng 4: Vui cho ai và buồn cho ai?

Buổi lễ kỷ niệm 30/4/2015
- Quảng Cáo -

Ngày 30 tháng 4 vừa qua là một dịp kỷ niệm lớn vì là đúng 40 năm sau ngày đất nước thống nhất, nó là một chặng đường dài 40 năm để nhìn lại.

Bên “thắng cuộc” ăn mừng chiến thắng nhưng bên “thua cuộc” không thể nào quên những đau thương mà họ đã trãi qua. Đã có rất nhiều phim ảnh, tài liệu, bài viết trên cộng đồng mạng nói lên giai đoạn bi thương này của dân tộc. Đặc biệt có rất nhiều hình ảnh gợi nhớ cuộc di tản hãi hùng của người dân từ miền Trung vào miền Nam và sau đó là cuộc vượt biển vĩ đại nhất của nhân loại, đã giúp một số facebooker trong nước lần đầu tiên biết được những đau thương mà dân tộc đã trãi qua trong cuộc chiến.

Facebooker Thieu Dinh Do đã nhận định: “Nếu họ có đầu óc thì họ không tổ chức ngày 30/4 một cách rầm rộ trong khi họ kêu gọi quên đi cái quá khứ để bước tới tương lai. Thật mâu thuẫn!!!! Ngày mà anh em trong gia đình sát hại nhau để dành quyền gia trưởng. Những người anh em mình chết còn đó, ngày giỗ của họ lại là ngày mình ăn mừng vì mình đã sát hại anh em mình. Thật ngu! vô liêm sỉ! vô đạo đức!”

Facebooker Rita Nguyen: “Đất nước trọn niềm vui? Tất cả chỉ là nói láo. Ngày này năm ấy – thực sự là một biến cố đau thương! Thế hệ cha ông tôi đã tin rằng chế độ cộng sản vô thần là chế độ tốt đẹp nhất, là cùng đích mà xã hội con người hướng tới. Thế hệ tôi sẽ chứng minh điều ngược lại!”

- Quảng Cáo -

Con voi của Hai bà Trưng

Cảnh tượng Bà Trưng "cưỡi voi" trong buổi tổ chức kỷ niệm 30/4/2015
Cảnh tượng Bà Trưng “cưỡi voi” trong buổi tổ chức kỷ niệm 30/4/2015

Nhưng có kẻ buồn thì cũng có người vui. ĐCS đã tổ chức treo đèn kết hoa, bắt dân treo cờ ở các phố để chuẩn bị cho một cuộc vui chơi ăn mừng ngày đảng thắng trận. Vào vài ngày trước đó, họ đã ngăn cả khu phố lớn để chuẩn bị cho cuộc diễu hành lớn khiến không nhiều người bức xúc vì nạn kẹt cứng xe trong thành phố ảnh hưởng tới mọi sinh hoạt của người dân.

Facebooker Vo Dinh Hoang đã than phiền: “Tại sao chúng ta lại phải tổ chức những kỳ nghỉ dài ngày tập trung như thế này? Vui thì có vui nhưng cũng không ít hệ lụy xảy ra: nào ùn tắt giao thông, nào tai nạn, nào quá tải những trung tâm du lịch.v.v… Xét về mặt kinh tế năng suất lao động vào những ngày cận trước và sau lễ, không thể nào không bị ảnh hưởng. Hãy nhìn ra các đất nước phát triển giàu có họ tổ chức nghỉ lễ như thế nào, nghỉ xong có chết chóc, có say xỉn, có hết xí quách như Việt Nam ta hay không?”

Nhưng đó là những chuyện nhỏ, chuyện cộng đồng mạng nói đến nhiều nhất là chuyện Con Voi của Hai Bà Trưng. Đây là tiêu biểu cho một kiểu làm ăn cẩu thả của ban tổ chức lễ. Mời bạn đọc nghe mô tả đoàn rước Hai Bà Trưng như sau của Facebooker Thanh Phat: “Xem thật tức cười quan chẳng ra quan mà quân cũng chẳng ra quân. Bà Trưng Nhị cuốc bộ lũi thủi, bà Trưng Trắc chạy xe voi cời cời như cưỡi ngựa xem hoa, đám quan – lính lèo tèo thất thểu như đám tàn binh bại trận. Đây là sự phi báng lịch sử xúc phạm tiền nhân chứ không phải tái hiện lịch sử để tri ân tiền nhân.”

Facebooker Trúc Nguyễn có một bình phẩm rất ngắn nhưng ấn tượng nhất, đó là: “2 Bà Tưng cưỡi thùng rác hình con voi.”

- Quảng Cáo -
Xin Giúp Chúng Tôi CHIA XẺ XA THÊM
Bài trướcHãy xin tha thứ!
Bài kế#40 năm quá đủ!
Phòng Trực của Chân Trời Mới Media ở Âu Châu đặt tại Paris, Pháp Quốc.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here