Vào ngày 16/93/2015, bộ Tài chánh Trung quốc công bố cho biết trong 2 tháng đầu của năm 2015 số tài chánh thu được tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu Hoa Kỳ. Đức quốc hay Nhật Bản mà tăng thu ở mức đó thì không có gì gọi là xấu, nhưng đối với Trung quốc thì khác. Hãy nhìn những con số tài chánh mà Trung quốc thu được trước đây là thấy rõ, từ năm 2006 đến năm 2010 mỗi năm số tài chánh mà Trung quốc tăng thu khoảng 21,3%, qua năm 2011 tăng thu 25% nhưng 3 năm liền sau đó (2012 – 2014) chỉ tăng ở mức 8,3% và 2 tháng đầu của năm 2015 là 3,2%. Chắc chắn ngân sách quốc gia của Trung quốc sẽ choáng váng ở mức tăng thu này.
Trước đây, mỗi năm mức tăng thu tài chánh lên đến 2 con số thì chính quyền Cộng sản Trung quốc có đủ tiền gia tăng chiến khí, nuôi dưỡng bộ máy công an sẵn sàng dập tắt sự nổi dậy chống đối của người dân vì quá bất mãn chế độ nhằm gây ấn tượng đây là một quốc gia ổn định về chính trị để phát triển kinh tế.
Mặc dù số tăng thu tài chánh giảm thấy rõ, nhưng không ai nghĩ rằng chính quyền ông Tập Cận Bình sẽ cắt giảm chi phí quốc phòng, rút bớt quyền lợi của bộ máy công an trị. Khi thu không tăng mà phải duy trì số chi như những năm trước thì chắc chắn sẽ thiếu hụt tài chánh. Chính quyền Trung ương đã vậy, chính quyền địa phương còn thiếu hụt tài chánh hơn vì theo chế độ hiện hành thì tiền thuế thu được phải nạp cho trung ương phân nửa. 20 năm trước đây, chính quyền địa phương lấy đất công chuyển nhượng cho những nhà đầu tư bất động sản với giá cao nên có thể duy trì bộ máy chuyên chính cai trị, nay thì thị trường bất động sản ở Hoa lục bị vỡ bóng nên càng khốn khó thêm. Khi mà tất cả chính quyền địa phương gặp khó khăn về tài chánh mà chính quyền trung ương không chi viện thì chuyện gì sẽ xảy ra. Chuyện thứ nhất là tìm cách không nạp đủ 50% số tiền thuế thu được cho trung ương, thứ hai móc nối làm ăn riên tư với các nhà đầu tư theo phương cách riêng của mình bất chấp luật pháp. Những chuyện này chưa đáng kể bằng vấn đề chính quyền địa phương vỡ nợ vì trước đây vay tiền ngân hàng vô tội vạ cho nhiều xí nghiệp quốc doanh, khi mà nhiều ngân hàng bị sụp vì nợ xấu thì ai cũng đoán biết nền kinh tế của Trung quốc sẽ đi về đâu.
Theo con số mà Hiệp hội Ngân hàng Trung quốc đưa ra thì tại thời điểm tháng 6 năm 2013 tổng cộng số nợ xấu của các ngân hàng đã lên đến 17.009 tỷ nhân dân tệ. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về só nợ xấu khổng lồ này?, lẽ đương nhiên không phải là chính quyền trung ương hay địa phương, chỉ còn một cách duy nhất là đè cổ người dân ra lấy thêm thuế nếu không muốn ngân hàng bị sụp. Người dân ở dước chế độ Cộng sản có thể sợ khì đứng lên đòi tự do, nhân quyền, nhưng khi quyền lợi của chính mình bị thiệt hại quá nhiều thì chẳng còn gì để sợ nữa.
Đang đứng trước tình trạng khó khăn đó thế mà Bắc Kinh vẫn kêu gọi thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở Hạ tầng châu Á (gọi tắt là AIIB) để đối đầu lại với Ngân hàng Phát triển Á châu ( ADB) không do Trung quốc cầm chịch. Theo tin tức ghi nhận được tính đến ngày khóa sổ (31/03/2015) đã có 46 quốc gia tham gia bỏ vốn vào ngân hàng AIIB. Sự việc Anh quốc và nhiều quốc gia Âu châu như Pháp, ức, Ý quyết định tham gia vào giờ chót đã làm cho Bắc Kinh lên mặt với hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước từ chối không tham gia bởi vì có nhiều điểm không rõ ràng trong cách vận hành của AIIB khi bước vào hoạt động.
Bộ trưởng Tài chánh Nhật là ông Aso đã trả lời trong phiên họp Ủy ban Ngân sách Hạ viện Nhật về lý do tại sao không tham gia AIIB như sau : Nếu các điều kiện của AIIB không được đảm bảo thì Nhật Bản không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hết sức thận trọng trước quyết định gia nhập”. Quan chức này cũng đề cập đến các mối lo ngại của Nhật Bản về đường lối quản trị của AIIB, tính bền vững của nợ tài chính và các điều kiện bảo vệ môi trường, xã hội.
Theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới thì chẳng phải các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Ý… không nhìn thấy những điều bất cập của AIIB nhưng vẫn tham gia vì thứ nhất không bỏ vốn ra nhiều mà được lòng Trung quốc để dễ dàng buôn bán với họ. Thứ hai là các quốc gia Âu châu từ trước đến nay vẫn chú trọng việc trao đổi mậu dịch với Á châu, nhưng không có liên hệ nhiều với Ngân hàng ADB, nay Trung quốc thành lập AIIB nên tham gia. Khác với Hoa Kỳ và Nhật Bản, các quốc gia Âu châu không tranh dành ảnh hưởng với Trung quốc tại khu vực Á châu. Không ai muốn ngân hàng AIIB bị phá sản nhưng thực tế cho thấy càng nhiều quốc gia tham gia sẽ càng khó tđạt được sự thống nhất ý kiến để giải quyết vấn đề mà nước chủ đạo là Trung quốc đang đương đầu với nạn phá sản ngân hàng vì nợ xấu.
Leave a Comment