Tại sao Bắc Kinh đổi giọng nhẹ nhàng về vấn đề biển Đông trong thời gian này ?

- Quảng Cáo -

Sau vụ kéo giàn khoan HD-981 vào tận thềm lục địa Việt Nam, Trung quốc đã và đang bị nhiều quốc gia lên án nặng nề. Với ký do tránh mùa bảo, Bắc Kinh đã cho rút giàn khoan HD-981 về từ đó việc chỉ trích Trung quốc của nhiều quốc gia cũng giảm đi thấy rõ cho dù Bắc Kinh vẫn hung hăng tuyên bố sẽ kéo HD-981 trở lại khi điều kiện thời tiết cho phép. Từ đó đến nay chưa thấy Trung quốc động tỉnh gì về chuyện kéo giàn khoan HD-981 trở lại thềm lục địa Việt Nam, không phải là Bắc Kinh từ bỏ dã tâm xâm lược biển đảo của các quốc gia trong vùng kể cả biển Hoa đông và quần đảo Senkaku của Nhật. Tại sao vậy?, bởi vì Bắc Kinh không muốn thế giới chú mục chuyện giàn khoan nữa để họ ra tay xây phi trường, quân cảng ở bãi Gạc Ma , thay đổi hiện trạng 6 bãi đá và xây dựng các đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung quốc đã cưỡng chiếm.

Để đạt được mục đích lớn này, Bắc Kinh đã thay đổi chiến thuật bằng cách đổi giọng nhệ nhàng về vấn đề biển Đông. Tháng 11 năm 2014, Manila bắt 9 ngư dân Trung quốc đang đánh cá trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines nhưng Bắc Kinh chỉ lên tiếng phản kháng chiếu lệ chứ không đao to búa lớn đe dọa như đã tùng làm trước đây. Bắc Kinh dư biết nếu lớn tiếng thì sẽ đẩy Philippines đi sát với Nhật Bản hơn trong chuyện chống Trung quốc xâm lược, hơn nữa chỉ cần nhượng bộ đôi chút là thế nào Manila cũng thả 9 ngư phủ Trung quốc ra mà cho dù không thả cũng chả sao vì Bắc Kinh đâu coi trọng sự an nguy của người dân Trung quốc, không chừng đây là cơ hội tốt để cho rằng ngư phủ Trung quốc là nạn nhân ở biển Đông.

Đường luỡi bò 9 đoạn mà Trung quốc tự ý vẽ chồng lên cả hải phận của Indonesia nên Bắc Kinh đẩy ngư dân của họ đến đó đánh cá, tháng 12 năm 2014, tương tự như Philippines, Indonesia đã bắt 22 ngư phủ Trung quốc về tội xâm phạm lãnh hải. Bắc Kinh cũng chỉ yêu cầu Jakarta thả chứ không áp lực gì cả.
Việt Nam là quốc gia bị Trung quốc xâm chiếm biển đảo nặng nề nhất so với các nước trong vùng thế nhưng Hà Nội chỉ phản đối chiếu lệ và rất nhiều lúc bỏ qua bằng chứng là vụ giàn khoan HD-981 lớn như thế mà tại Diễn đàn An Ninh châu Á Thái Bình dương tại Singapore (Shangri-La 13)vào cuối tháng 5 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng của chế độ Cộng sản Việt Nam là ông Phùng Quang Thanh cho là chuyện nhỏ, chuyện anh em trong nhà gây lộn nhau, nhưng trên tổng thể thì tình hình ban giao giữa hai nước Việt-Trung vẫn tốt đẹp. Những lời tuyên bố của ông Thanh đã làm cho người dân Việt Nam bất mãn và nhiều quốc gia hết sức ngạc nhiên. Có lẽ để xoa dịu nổi bất mãn của ngưòi dân nên gần đây Hà Nội đã lên tiếng ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài theo Công ước luật biển 1982 nhằm phản đối yêu sách Đường lưỡi bò và việc Trung Quốc xâm phạm các vùng biển của Philippines tại Biển Đông.

Trước đây bất cứ quốc gia nào mà có hành động hay lên tiếng kháng nghị Trung quốc xâm phạm biển đảo là Bắc Kinh sừng sộ trả đủa ngay, điển hình là vụ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung quốc bị Nhật bắt vào tháng 9 năm 2010 vì xâm phạm lãnh hải và còn húc vào tàu tuần duyên Nhât. Tất cả các bằng chứng đã được thu video thế nhưng Trung Quốc đòi Nhật xin lỗi và bồi thường. Bắc Kinh còn hối thúc Nhật “sửa chữa sai lầm bằng những cố gắng thực sự”. Ngoài ra Bắc Kinh còn ra lịnh cấm xuất khẩu đá hiếm sang Nhật và còn bắt mấy thương gia Nhật ở Bắc Kinh để gọi là trả thù.

- Quảng Cáo -

Theo học viện Nghiên cứu Quốc tế của Singapore thì Bắc Kinh nhẹ mồm trong lúc này vì không muốn dư luận thế giới ủng hộ đơn kiện Trung quốc của Philippines, ngoài ra còn sợ các quốc gia trong vùng tẩy chay đề án ‘’Năm 2015 là năm hiệp tác trên biển của vùng Đông Nam Á” do Bắc Kinh đưa ra nhằm mục đích phân gián khối ASEAN với Nhật Bản. Thế nhưng do hành động uy hiếp của Trung quốc ở biển Đông ngày càng mạnh nên cả Philippines lẫn Indonesia đều muốn liên minh với Nhật để chống Trung quốc xâm lược. Chuyến đi Tokyo của Tổng thống Indonesia vào ngày 22/03/2015 để yêu cầu Nhật viện trợ, hiệp tác để Indonesia nâng cấp lực lượng tuần duyên là một bằng chứng điển hình. Chỉ có Việt Nam là còn giữ lời tuyên bố không liên minh với bất kỳ quốc gia nào để chống Trung quốc về vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

Mềm nắm rắng buông để làm sao đạt được mục tiêu cuối cùng là chiếm đưọc biển Đông, đó là chiến thuật hiện nay của Trung quốc nên đừng thấy Bắc Kinh đổi giọng nhẹ nhàng trong thời điểm này mà tưởng lầm Trung quốc đang phục thiện là một sai lầm lớn. Ừng nghe những gì Bắc Kinh nói mà phải nhìn những gì họ đang làm.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here