Nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ lúa đông xuân 2015, thì Bộ Tài chính ra công văn định giá thóc gạo của nông dân về mức lãi tối thiểu. Lãi tối thiểu là lãi bao nhiêu là bí mật quốc gia, nông dân không có quyền được biết.
Ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam hay Vinafood 2 cho biết, doanh nghiệp trong nước vừa đạt được thỏa thuận bán 240,000 tấn gạo cho Malaysia thời gian tới. Tuy nhiên, ông Năng không tiết lộ cụ thể về giá cả của hợp đồng, loại gạo, cũng như thời gian giao hàng cho Maylaysia.
Trong đợt đấu thầu 500.000 tấn gạo của Cơ quan lương thực quốc gia Philippines tổ chức vào ngày 28/7 vừa qua, Việt Nam – cụ thể là 2 Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty lương thực miền Nam Vinafood 1, Vinafood 2 đã đưa ra mức giá là 460 USD/tấn, mức thấp nhất trong các nước dự thầu nhưng vẫn không trúng thầu do cao hơn mức giá trần Philippines đưa ra 456,6 USD/tấn.
Dư luận cho rằng đi bán gạo xuất khẩu mà công bố giá thành làm ra 1 kg lúa, tức là giúp cho các nước nhập khẩu gạo ép giá chúng ta. Công bố giá thành sản phẩm xuất khẩu cho đối tác nước ngoài biết là một hành động ngu xuẩn mà chắc chỉ có ở Việt Nam.
Hơn thế nữa, việc tước đoạt quyền quyết định giá lúa gạo của nông dân, ấn định giá lúa gạo bằng mệnh lệnh hành chánh, giao cho VFA (doanh nghiệp xuất cảng gạo độc quyền) ấn định giá bán gạo xuất cảng, là hình thức mua bán lúa gạo đã quá lỗi thời. Doanh nghiệp độc quyền như VFA mặc sức hút máu nông dân.
Năm 2011 nông dân Thái Lan nổi giận vì lúa gạo rớt giá. Nông dân Thái Lan thể hiện thái độ là sẽ thay đổi chính phủ, nếu không có hành động ngăn chặn tình trạng giá lúa gạo rớt. Quyền lợi phải đòi như nông dân Thái Lan, chính phủ phải sợ nông dân thì giá lúa mới cao.
Trong khi nông dân Việt Nam quyền lợi mà cứ phải đi xin, chính phủ thì ngu dốt và nắm quyền sinh sát. Vì vậy nên năm nào nông dân Việt Nam cũng phải khóc vì lúa rớt giá tận đáy.
Leave a Comment