8 dự án ODA ở Việt Nam bị xếp vào danh sách đen

- Quảng Cáo -

ODANgân hàng Thế giới (WB) vừa công bố 8 dự án sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam bị liệt vào ‘danh sách đen’ do chậm trễ về giải ngân và tiến độ thực hiện.

Các dự án được kể tên là Hệ thống hiện đại hóa khu vực tài chính và quản trị thông tin, Đại học Việt Đức, Hỗ trợ quản trị rác thải, Quản trị rác thải công nghiệp, và Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án. Giám đốc phụ trách danh mục đầu tư và thực hiện dự án của Ngân Hàng Thế Giới – ông Keiko Sato- nhận xét tại một buổi họp được tổ chức ngày 9 tháng 2, tại Hà Nội, rằng số lượng các dự án trong danh sách đen tăng lên. Giai đoạn thực hiện dự án chưa chuẩn bị sẵn sàng, thời khóa biểu hoạt động lỏng lẻo, công tác thu hồi đất chưa sẵn sàng.

Còn nhiều nguyên nhân khác làm cho các dự án bị chậm. Chẳng hạn như các dự án chưa có sự đồng thuận về thiết kế và dự kiến, thiếu vốn, đặc biệt là cho công tác thu hồi đất và tái định cư.

Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải nói số vốn ODA chưa giải ngân của các dự án đang thực hiện còn rất lớn, khoảng 21 tỷ Mỹ kim. Nếu tình hình giải ngân không được điều chỉnh nhanh hơn, mỗi năm Việt Nam mất hàng trăm triệu Mỹ kim chi phí.

- Quảng Cáo -

Điều đáng nói là mặc dù trong nước cũng có thanh tra, kiểm tra, nhưng những lỗi lớn trong đầu tư lại được phía ngoại quốc nêu ra.

Xu hướng dùng ODA vì lợi ích phe nhóm trong nội bộ đảng cộng sản cũng đã khiến các công trình dùng vốn ODA rất nhiều, nhưng nhiều công trình không đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước.

Trước đó, trong một báo cáo hồi cuối tháng 1/2015, WB cho biết Việt Nam xếp thứ nhì trong danh sách đối tác vay vốn của ngân hàng này về tham nhũng.

Với 189 khiếu nại về tham nhũng, Việt Nam chỉ xếp sau Ấn Độ, với 306 khiếu nại.

Số vốn liên quan tới các khiếu nại này tại Việt Nam lên đến 11,3 tỷ đôla, theo WB.

Các lĩnh vực có khiếu nại bao gồm giao thông vận tải, thông tin truyền thông, nông nghiệp, cấp nước, năng lượng.

Việt Nam hiện là một trong các đối tác vay vốn lớn nhất từ WB, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi, với tổng cộng 52 dự án tính trong năm 2015 và tổng mức vốn cam kết 9,7 tỷ đôla.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here