Trong đợt xét nghiệm chất lượng các nguồn nước sinh hoạt tại các quận huyện ngoại ô Sài Gòn Trung tâm y tế thành phố đã xác định rằng chỉ có 3.21% đạt tiêu chuẩn.
Được biết, 1,400 mẫu nước được đưa đi thử nghiệm, chủ yếu là nước gìếng lấy tại các khu dân cư chưa có nước sạch, hoặc có nguy cơ ô nhiễm của quận 12, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè.
Trong số 1.400 mẫu nước xét nghiệm chỉ có 45 mẫu đạt các tiêu chuẩn hóa lý và vi sinh, chiếm 3,21%; số còn lại không đạt chất lượng về màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, hàm lượng amoni, hàm lượng sắt, chỉ số pecmanganat, asen, khuẩn E.coli.
Theo đại diện Y tế dự phòng thành phố, nguyên nhân khiến nhiều mẫu nước chưa đạt chất lượng là do mạng lưới cung cấp nước sinh hoạt của thủy cục chưa đến được các vùng ngoại thành, người dân phải dùng nước giếng đào, giếng khoan. Trong khi đó, chất thải từ sản xuất, sinh hoạt đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm.
Phân tích các thành phần gây bẩn nguồn nước sinh hoạt, các bác sĩ cho biết, asen là chất độc có thể gây ung thư da và ung thư phổi. Nguyên nhân để nước có asen là do nhiễm nước thải công nghiệp hoặc các loại thuốc trừ sâu. Ngoài asen, vi khuẩn E.coli trong nước sinh hoạt còn gây tiêu chảy cấp tính.
Xin nhắc lại, năm 2014, dịch tiêu chảy đã xuất hiện tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, khiến nhiều người phải nhập viện và một trẻ tử vong. Khảo sát nguồn nước tại địa phương này, ngành y tế khẳng định nguyên nhân tạo nên ổ bệnh là do nước sinh hoạt kém chất lượng và ý thức của người dân không cao.
Leave a Comment