Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền kêu gọi Liên hiệp Châu Âu áp lực Hà Nội phải cải thiện nhân quyền

- Quảng Cáo -

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền kêu gọi Liên hiệp Châu Âu áp lực Hà Nội phải cải thiện nhân quyền

FIDHTheo bản tin VOA, trong thông cáo ngày 16 tháng 1 của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) gồm 100 tổ chức thành viên kêu gọi Liên hiệp Châu Âu (EU) yêu cầu Việt Nam phải giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền.

Vào ngày 19 tháng 1 sẽ diễn cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và EU tại Brussels. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH gồm hơn 100 tổ chức thành viên, nhấn mạnh thành tích nhân quyền Việt Nam không hề có dấu hiệu cải thiện cho nên EU phải dùng cuộc đối thoại này đưa ra khuyến nghị rõ ràng kèm thời hạn cụ thể để buộc chính phủ Hà Nội  phải thực thi những cải cách.

FIDH nói các khuyến nghị của EU phải bao gồm đề nghị Việt Nam chấm dứt sách nhiễu và bắt bớ tùy tiện các nhà bất đồng chính kiến, giới bảo vệ nhân quyền, các blogger, các tín đồ tôn giáo, cũng như phóng thích ngay lập tức tất cả tù nhân chính trị.

- Quảng Cáo -

FIDH cũng yêu cầu EU thúc giục Việt Nam thực thi tất cả khuyến nghị do Ủy ban Liên hiệp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đưa ra hồi giữa tháng 12 năm ngoái, bao gồm lời kêu gọi thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự và công đoàn được hoạt động độc lập, cải thiện quyền của người lao động, và xóa tệ trạng sử dụng lao động trẻ em.

Theo giám đốc khu vực Châu Á thuộc FIDH tại Thái Lan ông Andrea Giorgetta, điều quan trọng hơn hết phải là khuyến nghị Việt Nam hủy các quy định trong Bộ Luật Hình sự như điều 79, 88, 258, hay 87 thường được Hà Nội dùng để giam cầm công dân chỉ vì các hoạt động bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.

Ông Andrea cho rằng EU nên khai thác thế mạnh của mình là đòn bẩy kinh tế đối với Hà Nội để giúp xóa bỏ những vi phạm nhân quyền trầm trọng tồn tại lâu nay ở Việt Nam và cổ xúy cho một sự thay đổi tích cực hơn.

Đại diện FIDH nói Việt Nam có nhiều lợi ích kinh tế trong mối quan hệ với EU và để hưởng được các quyền lợi ấy, Hà Nội phải thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong sân chơi bình đẳng của thế giới, nghĩa là phải tôn trọng luật pháp quốc tế.

 

Người dân Hà Nội và Nghệ An tưởng niệm trận chiến Hoàng Sa

HoangSaNhằm kỷ niệm 41 năm trận chiến Hoàng Sa, vào ngày 18/01 anh em dân chủ Nghệ An cùng nhau ra biển Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An để tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH đã chiến đấu anh dũng bảo vệ chủ quyền biển đảo và hy sinh nơi biển đảo Hoàng Sa.

Dù biết các công an theo dõi nhưng các cựu tù nhân lương tâm: Trần Đức Thạch, Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Xuân Anh và rất nhiều những thân nhân gia đình tù nhân lương tâm, các anh chị em yêu mến dân chủ tham dự buổi tưởng niệm long trọng.

Riêng tại Hà Nỗi thì sáng 19/1/2015, một số anh chị em, bà con đã đến Tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa thiêng liêng, phần lãnh thổ của Tổ Quốc rơi vào tay giặc trong sự im lặng, lảng tránh và lấp liếm của nhà cầm quyền CSVN.

Ngay khi anh chị em đang đứng để chuẩn bị lễ tưởng niệm, một nhóm người mặc cáo bịt đầu mang hai vòng hoa Cựu Chiến Binh quận Hoàn Kiếm cố tình đặt chồng lên lẵng hoa của những người tưởng niệm. Dù anh chị em đã di chuyển đi lại mấy lần thì những kẻ này vẫn tìm cách đặt chồng lên trên. Không chỉ có thế, tên côn đồ xông đến phá nát vòng hoa, gây sự với các anh em, đánh, đạp vào người già, đánh phụ nữ. Hết sức hung hãn trước sự chứng kiến, quay phim đồng lõa của bảo vệ và các nhân viên an ninh.

Những hành động đối với những người yêu nước trong buổi tưởng niệm, nkhông chỉ  là hành động đê hèn mà còn là hành động phản bội lại lợi ích dân tộc, đồng lõa với bọn bán nước và cướp nước.

Không chỉ có vậy, đã có một thời gian dài, hễ ai dám nói lên rằng Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam thì y như rằng họ được xếp vào loại phản động chống đảng và nhà nước Việt Nam.

 

Đổ bỏ 4 tấn sữa tươi mỗi ngày, để mua sửa bột tốn cả tỷ đô

sua boNgười dân Việt Nam vừa qua đã thấy tiếc rẻ và tức giận khi thấy mỗi ngày Dalat Milk phải đổ bỏ 4-5 tấn sữa mỗi ngày.

Vào ngày 15/01 vừa qua trong buổi làm việc với trên 100 hộ chăn nuôi bò sữa đại diện Dalat milk cho biết mỗi ngày nhà máy chế biến sữa của công ty hoạt động hết công suất cũng chỉ chế biến tối đa là 8 tấn sữa. Trong khi lượng sữa nguyên liệu thu mua vào từ các người chăn nuôi lên tới trên 12 tấn. Thu mua hết lượng sữa cho những hộ đã ký hợp đồng, mỗi ngày Dalat milk phải đổ bỏ từ 4-5 tấn.

Trong khi người Việt Nam được khuyến cáo là thấp bé nhất khu vực, cần phải phát triển về tầm vóc thì sữa được coi là giải pháp giúp cải thiện chiều cao và thể chất cho thế hệ tương lai thì lại bị đang bị đổ ra đường ở cao nguyên Lâm Viên. Một nghịch lý khác, là trong khi mỗi ngày Dalat milk phải chấp nhận đổ đi 4 tấn sữa tươi, do công suất chế biến bị giới hạnh, thì mỗi năm Việt Nam lại phải bỏ ra trên 1 tỷ Mỹ kim nhập khẩu sữa và nguyên liệu sữa từ nước ngoài, chủ yếu là sữa bột.

Lúc mà Dalat milk đổ vài tấn sữa mỗi ngày thì những doanh nghiệp nơi khác đang phải chật vật lo  trồng thêm cỏ, xây thêm chuồng, nhập thêm bò, mà chưa biết ngày nào mới cho ra sữa. Giới lãnh đạo CSVN đã và đang làm nghèo đất nước trong nhiều ngành khác nhau, nhưng cùng với một cái nhìn thiển cận như vậy.

 

Hàng trăm giấy sở hữu nhà đất của dân bị ‘ém’

sodoTheo báo Lao Động mấy năm nay, 304 hộ dân sống tại khu dân cư (KDC) Long Hậu, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An liên tục khiếu nại việc công ty Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC), trực thuộc thành ủy thành phố Sài Gòn giao đất nền cho họ nhưng lại không giao giấy chứng nhận sở hữu nhà đất (sổ đỏ).

Thậm chí, chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh của Long An cũng liên tục đôn đốc nhắc nhở, nhưng không có kết quả.

Cụ thể, năm 2003, IPC được tỉnh Long An chấp thuận đầu tư dự án KDC Long Hậu diện tích 30hec ta, mục đích tái định cư cho 304 hộ dân đã giao đất cho khu công nghiệp (KCN) Long Hậu cũng thuộc IPC.

Đến nay, đã có 144 căn nhà được xây dựng, nhưng giấy tờ không hoàn chỉnh, không có “sổ đỏ” nên người dân vô cùng khốn khổ.

Giấy đỏ không có, điện thì hạ áp nhưng không hạ thế nên dân phải xài điện “câu đuôi” (xài thông qua một nơi khác) với giá cao, mỗi tháng bị mất điện 20-30 lần; đường sá trong khu tái định cư cũng chưa hoàn chỉnh nên dân kêu ca không ngớt.”

Ông Huỳnh Trung Nghĩa, phó chủ tịch huyện Cần Giuộc cho biết, “Các sở, ngành của tỉnh cùng địa phương đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm đôn đốc IPC thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, nhưng đến nay IPC không thực hiện. Cục Thuế tỉnh thông báo IPC nợ tiền sử dụng đất khoảng 64 tỷ đồng (khoảng $3.1 triệu) nhưng IPC không chịu nộp tiền.”

Nhiều người dân KDC Long Hậu cho biết, do cất nhà nhưng không có sổ đỏ nên không ai được vay vốn ngân hàng. Nhiều thủ tục khác như xin cấp phép xây dựng cũng hết sức khó khăn.

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here